Chương 3: Những Biến Thể Của Phật Giáo Ngày Nay
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO
Nguyên Tác: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Hiện nay, có ít nhất năm hình thái Phật giáo. Hình thái đầu tiên là Phật giáo truyền thống như chúng ta vừa đề cập đến. Đó chính là nền giáo dục Phật-đà. Hình thái nầy ngày nay hiếm thấy. Còn bốn hình thái khác đều đã lệch hướng với hình thái truyền thống nầy.
Nguyên Tác: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Hiện nay, có ít nhất năm hình thái Phật giáo. Hình thái đầu tiên là Phật giáo truyền thống như chúng ta vừa đề cập đến. Đó chính là nền giáo dục Phật-đà. Hình thái nầy ngày nay hiếm thấy. Còn bốn hình thái khác đều đã lệch hướng với hình thái truyền thống nầy.
Hình
thái thứ hai là Phật giáo tôn giáo.
Mặc dù Phật giáo vốn không phải là tôn giáo, nhưng Phật giáo đã trở thành một Phật
giáo tôn giáo trong vài trăm năm trở lại đây. Ngày nay thực lòng khó mà phủ
nhận hình thái tôn giáo nầy. Sao vậy? Hình thức bên ngoài của nó đích thực là một
tôn giáo. Không còn tìm thấy nữa nền giáo dục của Tùng lâm tự viện, trong đó,
hành giả phải dành suốt 16 giờ một ngày để tu học. Trong đó, việc học gồm 8 giờ
để nghe giảng, nghiên cứu, và thảo luận kinh điển. Công phu tu tập gồm 8 giờ,
hoặc niệm Phật hoặc ngồi thiền. Sự tu học được nỗ lực liên tục để tâm ý được
thanh tịnh, có được chánh kiến, chánh hạnh và sau cùng sẽ đạt được giác ngộ.
Khi
chư tăng ni đã dành 16 giờ trong một ngày để tu học rồi thì không còn thời giờ
để tâm phân biệt vọng tưởng sinh khởi nữa, nên sự thành tựu tương đối nhanh
chóng. Tiếc thay, hình thái Phật
giáo truyền thống nầy ngày nay ít
thấy trong những đạo tràng Phật giáo, vì những nơi đó đã bị biến thành nơi lễ
bái, cúng dường để cầu phước mà thôi. Nên chẳng ngạc nhiên gì mà người ta xem
Phật giáo như là một tôn giáo.
Hình
thái thứ ba là Phật giáo học thuật.
Phật giáo biến thành học thuật, triết học. Hiện tại có một số trường đại học mở
phân khoa Triết học Phật giáo, lấy giáo pháp nhà Phật ra làm đối tượng để
nghiên cứu. Thật là không thích hợp chút nào. Sao vậy? Vì giáo dục Phật giáo vốn
đã là một một trường đại học hoàn chỉnh, bao gồm mọi khoa mọi ngành. Nhưng nay
lại loại trừ hết, chỉ lấy một môn triết học Phật giáo để giảng dạy. Qua đó, đã
bỏ quên một thực tế quan trọng rằng đạo Phật là nhu cầu tất yếu của mọi chúng
sinh. Ông Âu Dương Cánh Vô (Jing Wu Ou-Yang) đã nói rất đúng “Phật pháp
không phải là tôn giáo, chẳng phải là triết học, Phật pháp là Phật pháp, là nhu
cầu tất yếu của mọi con người..” Sao vậy? Vì giáo pháp nầy có thể giúp
chúng ta giải quyết toàn triệt mọi vấn đề trong sinh hoạt hiện tại, cho đến những
vấn đề tương lai, kể cả chuyện sống chết. Giáo pháp nhà Phật rất thâm sâu và
bao hàm rất rộng lớn, nên khi chỉ nhìn Phật giáo chỉ qua lĩnh vực triết học để
nghiên cứu thì thật là một sai lầm. Nhưng hai hình thái Phật giáo học thuật và Phật giáo tôn giáo nầy ít gây nguy hại nghiêm trọng cho xã
hội. Vì tôn giáo khuyến khích con người làm điều thiện. Triết học giúp truy tìm
chân lý và tri thức.
Hình
thái thứ tư là tà môn ngoại đạo, bóp méo đạo Phật thành một giáo phái. Hình
thái lệch lạc nầy xuất hiện chừng ba, bốn chục năm trở lại đây. Việc khai thác
đạo Phật như là một tà giáo đã đi quá xa. Nhân danh Phật giáo, họ lợi dụng bản
tính mềm yếu của con người, họ tạo ra những chiêu bài để lừa bịp người tin, làm
thương hại đến mọi người, gây nhiễu loạn cho xã hội. Lối tuyên truyền và hoạt động
của họ nghe rất hấp dẫn và lôi cuốn. Tuy nhiên, nếu chúng ta làm theo họ, tất
chúng ta phải chịu đọa đày. Khi chúng ta nhận ra được sai lầm, thì tai họa đã đến
bên lưng rồi. Có hối hận cũng đã muộn. Do vậy, chúng ta phải biết chọn lựa một
cách khôn ngoan các pháp mình sẽ thực hành mới mong có được lợi lạc chân thực.
Nhận xét
Đăng nhận xét