Chương 2: Thế Nào Là Phật Giáo
NHẬN THỨC PHẬT GIÁO
Nguyên tác: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Vấn đề nầy sẽ đáp ứng cho những ai muốn có nhận thức sâu hơn về Phật pháp. Phật pháp là nền giáo dục chí thiện, viên mãn nhất mà Đức Phật muốn chỉ dạy trực tiếp cho mọi chúng sinh trong pháp giới nầy. Nền giáo dục nầy bao hàm vô lượng vô biên nguyên lý và hiện tượng trong vũ trụ, hơn cả những gì được giảng dạy trong giáo trình của các trường đại học hiện thời. Trên phương diện thời gian, nó bao hàm cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Trên phương diện không gian, nó bao hàm cả những chi tiết nhỏ nhất trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta cho đến các hiện tượng vô cùng vô tận trong vũ trụ. Nên Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là nền giáo dục trí huệ để nhận biết rõ toàn triệt nhân sinh và vũ trụ. Học thuyết của Khổng Tử chỉ đề cập đến một đời người, từ khi sinh ra cho đến khi chết. Còn Phật pháp là nền giáo dục thông cả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai.
Nguyên tác: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Vấn đề nầy sẽ đáp ứng cho những ai muốn có nhận thức sâu hơn về Phật pháp. Phật pháp là nền giáo dục chí thiện, viên mãn nhất mà Đức Phật muốn chỉ dạy trực tiếp cho mọi chúng sinh trong pháp giới nầy. Nền giáo dục nầy bao hàm vô lượng vô biên nguyên lý và hiện tượng trong vũ trụ, hơn cả những gì được giảng dạy trong giáo trình của các trường đại học hiện thời. Trên phương diện thời gian, nó bao hàm cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Trên phương diện không gian, nó bao hàm cả những chi tiết nhỏ nhất trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta cho đến các hiện tượng vô cùng vô tận trong vũ trụ. Nên Phật giáo không phải là tôn giáo, mà là nền giáo dục trí huệ để nhận biết rõ toàn triệt nhân sinh và vũ trụ. Học thuyết của Khổng Tử chỉ đề cập đến một đời người, từ khi sinh ra cho đến khi chết. Còn Phật pháp là nền giáo dục thông cả ba thời quá khứ, hiện tại, vị lai.
Tại sao nói rằng Phật
pháp là nền giáo dục? Thời nay, chữ ‘Thầy’ và ‘trò’ chỉ được dùng trong nhà
trường. Tuy nhiên, không những chúng ta gọi Đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni là Bổn sư,
và tự xưng mình là đệ tử, mà còn xưng ngài là Đấng cha lành. Điều nầy không như
trong những tôn giáo mà giáo chủ và môn đệ không có mối quan hệ thầy-trò mà chỉ
có mối quan hệ cha-con. Đạo Phật xác định rõ Đức Phật là Thầy và chúng ta là
những học trò. Các vị Bồ-tát là bạn cùng học đạo chung với chúng ta; các ngài
đã từng học với Đức Phật lâu rồi, còn chúng ta là những người mới học.
Lại nữa, Đại đức Tăng
hay Ni được gọi là Hòa thượng,[1] đó là tiếng phiên âm
từ chữ Sanskrit, có nghĩa là vị Thầy gần gũi và trực tiếp dạy đạo riêng cho
chúng ta. Chúng ta được hưởng mối quan hệ thầy-trò từ vị Hòa thượng nầy. Mỗi
ngôi chùa hoặc đạo tràng chỉ có một vị Hòa thượng. Người thay mặt Hòa thượng
giảng dạy kinh luận cho chúng ta được gọi là A-xà-lê.[2] Là vị thầy làm mô
phạm cho chúng ta noi theo, từ lời nói cho đến công hạnh. Còn những vị không
trực tiếp thân cận dạy dỗ, mà chỉ giảng dạy kinh luận cho chúng ta thì được gọi
là Pháp sư. Những thuật ngữ nầy mang đặc điểm của nền giáo dục Phật pháp chứ
không có trong tôn giáo.
Một ví dụ khác nữa,
chúng ta hãy xem xét một cơ cấu tổ chức đạo tràng Phật giáo (Tự viện Phật giáo
Trung quốc). Tự viện là một cơ cấu kết hợp cả hai hệ thống giáo dục Phật pháp
và nghệ thuật Phật giáo, tương tự như sự kết hợp của nhà trường và viện bảo tàng
hiện nay. Đó là hình thức giảng dạy nghệ thuật trong nhà trường. Vậy mà Phật
giáo cách đây hơn 3000 năm đã thực sự áp dụng lối giáo dục kết hợp với nghệ
thuật ấy rồi.
Cách sắp xếp nhân sự
trong các tự viện Phật giáo lại càng giống với các nhà trường hiện nay. Hiệu
trưởng cũng giống như Hòa thượng, quyết định mọi nguyên tắc đào tạo, sắp xếp
giáo trình và giáo thọ giảng dạy. Giúp việc cho Hòa thượng là ba vị: Thủ tọa,
coi sóc về giáo vụ; Duy-na,[3] coi sóc về huấn đạo;
Giám viện, chịu trách nhiệm tổng quát. Mới biết tổ chức cơ cấu tự viện thực sự
là một nhà trường hoàn chỉnh. Thuở xưa, tự viện ở Trung Hoa được gọi là Tùng
lâm. Tùng lâm đích thực là một trường Đại học Phật giáo. Từ cơ cấu tổ chức nầy,
chúng ta được biết rõ hơn Phật pháp đích thực là một nền giáo dục.
[1] 和尚 c: He-shang; s: Upādhyāya. Phiên âm là
Ô-ba-đà-da 鄔波駄耶dịch là Thân giáo sư.
Cựu dịch là Hòa thượng
[2] 阿闍梨 s: ācārya; p: ācariya; t: slob- dpon. Dịch là Quỹ phạm
sư, Chánh hạnh, Duyệt chúng, Giáo thọ. Trí hiền. Truyền thụ.
[3] 維那 Từ ghép chữ Phạn và Hán; Duy 維 tức là cương duy綱維, có nghĩa là thống lý. Na 那,xuất phát từ tiếng Phạn karma- dāna (yết-ma đà-na).
Cựu dịch là Duyệt chúng.
Nhận xét
Đăng nhận xét