B. Lựa chọn pháp phải: Tinh đáng, Khế cơ, Khế lý
NIỆM PHẬT TÂM ĐỊA CÔNG PHU
Nguyên tác: Lão Pháp sư Tịnh Không
Nguyên tác: Lão Pháp sư Tịnh Không
Chúng ta tu học Tịnh
Tông, đặc biệt là người hiện nay, những kinh luận của đức Thế Tôn nhiều như
biển cả, chúng ta làm sao lựa chọn? Lựa chọn phải tinh đáng: tinh là tinh hoa,
tinh yếu, đáng là thích hợp, vừa đúng. Hai chữ ‘tinh đáng’ này không có tiêu chuẩn [nhất định], thế thì nguyên lý,
nguyên tắc ở chỗ nào? Phải ‘khế cơ’, khế cơ tức là ‘tinh đáng’. Căn cơ của người xưa khác người thời nay, căn cơ của
người Trung-Quốc không giống căn cơ của người ngoại quốc. Nếu căn cơ giống nhau
thì sự lựa chọn của mọi người phải giống nhau. Như vậy tại sao ở Ấn-Độ thì gọi
là bộ phái, nhưng ở Trung-Quốc thì gọi là tông phái? Từ điểm này thì có thể
biết mỗi người lựa chọn khác nhau, chỉ cần thích hợp với người đó là được.
Trong kinh đức Thế Tôn
thường thí dụ đức Phật là vị đại y vương, tất cả các pháp mà đức Phật đã nói ví
như thuốc men, chúng sanh trong chín pháp giới đều là bịnh nhân, làm thế nào để
lấy, bỏ thì mới tinh đáng? Lựa thuốc nào mà chữa đúng căn bịnh thì gọi là ‘tinh đáng’. [Lựa thuốc] đúng căn bịnh,
uống thuốc vào thì hết bịnh; nếu thuốc không đúng căn bịnh thì thuốc này không ‘tinh’, không thích hợp, còn có thể làm
cho bịnh trở nặng thêm, hoặc người bịnh uống thuốc này bị phản ứng, chết luôn,
như vậy thì thuốc này không ‘đáng’ gì
cả. Bởi vậy nên quý vị phải hiểu được hai chữ ‘tinh đáng’, phải hội đủ ba điều kiện: tùy thời, tùy người, tùy
chỗ, và ‘khế cơ, khế lý’ thì mới ‘tinh đáng’.
Nhận xét
Đăng nhận xét