Phụ lục 2: Khai thị tâm yếu của Ấn Quang Đại sư
NIỆM PHẬT TÂM ĐỊA CÔNG PHU
Nguyên tác: Lão Pháp sư Tịnh Không
Nguyên tác: Lão Pháp sư Tịnh Không
‘Ðôn Luân Tận Phận, Nhàn Tà Tồn Thành,
Tín Nguyện Niệm Phật, Cầu sanh Tịnh độ’.
Ðôn Luân Tận Phận. Ðôn nghĩa là thành khẩn hòa mục, Luân
chỉ nhân luân. Ðôn Luân nghĩa là người với người đối xử tương thân tương ái lẫn
nhau. Ðại sư nói với chúng ta: phải làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ của con
người. Trách nhiệm và nghĩa vụ này chính là bổn phận của mọi người nên làm.
Những gì là bổn phận của mọi người phải nên làm? Tức là luân thường, và cũng là
[quan hệ giữa] vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bạn bè. Nếu có thể hoàn
thành trọn vẹn năm thứ quan hệ này gia đình mới hạnh phúc, xã hội, quốc gia mới
an định.
Quan hệ vua tôi [ngày
nay] nghĩa là quan hệ giữa người cấp trên và người cấp dưới hoặc là giữa chủ và
nhân công. Phải làm sao? Tức là ‘Vua dùng
lễ đối đãi với bầy tôi, bầy tôi dùng ‘trung thành’ để đối xử với vua’;
người chủ phải biết tôn trọng và lo lắng cho nhân công, đối với những việc mà
cấp trên giao phó, nhân viên phải phụ trách trung thành, hết lòng đi làm, đây
là đạo lý quân thần (giữa người lãnh đạo
và người thuộc hạ). Ðạo lý cha con là: người làm cha phải dùng bản thân của
mình để làm nguyên tắc, làm gương tốt cho con cái, nghiêm nghị dạy dỗ cho con
cái thành người tốt, người thiện, đây mới là từ ái chân chánh. Làm con phải cảm
được ân đức dạy dỗ, dưỡng dục của cha mẹ thì tự nhiên phải hiếu kính cha mẹ.
Ðạo lý vợ chồng là then chốt của hạnh phúc gia đình, chìa khoá làm cho xã hội
an định. Vợ chồng hòa hợp thì gia đình mới có hạnh phúc, và mới có đời sau ưu
tú, kiện toàn. Cho nên làm chồng phải có trách nhiệm với gia đình, có tình
nghĩa với vợ, có ân nghĩa đối với cha mẹ, con cái. Làm vợ nhất định phải hòa
thuận, uyển chuyển, cùng với chồng dạy con, diễn vai trò người vợ hiền, dâu
thảo, mẹ hiền. Ðạo lý anh em: tình anh chị em như chân tay, thương yêu lẫn
nhau, lo lắng chăm sóc cho nhau, không làm cho cha mẹ bận tâm, đây cũng là làm
tròn đạo hiếu. Ðạo lý bạn bè: giao thiệp với bạn bè phải kết rộng thiện duyên,
tìm cầu tín nghĩa, dùng tâm thành giao thiệp, được vậy mới có thể duy trì tình
bạn lâu dài.
Năm thứ quan hệ kể
trên là gốc rễ của luân thường, năm thứ căn bản này là để xây dựng hạnh phúc
gia đình mỹ mãn, là then chốt cho sự an định xã hội, quốc gia.
Nhàn Tà Tồn Thành: Nhàn nghĩa là ngăn ngừa, đình chỉ. Tà
nghĩa là tà ác. Nhàn Tà tức là ngăn ngừa tà ác xâm nhập. Trong đời sống sanh
hoạt hằng ngày cần phải giữ tâm thanh tịnh, tĩnh tọa thường suy nghĩ coi mình
có lỗi lầm hay không để phòng ngừa hết thảy tà nhiễm. Tồn Thành nghĩa là giữ
gìn tâm tánh trung thành, khi đối xử với người và xử lý công việc thường giữ
tâm cung kính kiền thành, lâu dần tự nhiên có thể chân thành trong tâm và biểu
hiện ra ngoài, nhân cách và việc làm của bạn nhất định sẽ được mọi người tôn
sùng và kính yêu.
Tín Nguyện Niệm Phật
Cầu Sanh Tịnh Ðộ: Thật sự thiết tha
tin tưởng A-Di-Ðà Phật thì chỉ cần dùng tâm chân thành để niệm Phật một cách
liên tục, nhất định có thể vãng sanh Cực Lạc Thế giới, thân cận Di Ðà, và chư
thiện tri thức, cùng làm học trò của đức Phật A-Di-Ðà, vĩnh viễn thoát ly sự
khổ của sanh tử luân hồi.
Tồn hảo tâm, thuyết hảo thoại, hành hảo sự, tác hảo nhân.
Giữ tâm tốt, nói lời
lành, làm việc tốt, làm người tốt.
Tu hành bắt đầu từ sửa
đổi tâm niệm.
Lão hòa thượng Tịnh Không
chỉ rõ: phương pháp sửa đổi vận mạng phải dựa vào sự chuyển biến - chuyển ác
thành thiện, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh.
Các vị đồng tu đều
biết ‘trồng nhân thiện thì được quả
thiện’, nhưng nếu nghiệp báo chưa chuyển trở lại thì rất dễ than trời trách
người, trách Phật, Bồ Tát không linh, trách thần không phù hộ, ắt phải kiểm
thảo nguyên nhân của nó. Chuyện Du Tịnh Ý gặp Táo Thần (Táo quân, Thần bếp) rất đáng để chúng ta nghiên cứu tham khảo. Làm
việc thiện không phải chỉ làm trên công phu bề ngoài, ngoài ‘khẩu thiện, thân
thiện’ càng quan trọng hơn phải là ‘tâm
thiện, ý thiện’.
Những đại đức thời xưa
dạy ‘Tu hành phải bắt đầu từ căn bản’,
căn bản là tâm, là ý niệm, chỉ cần tâm bạn thiện, ý niệm thiện thì không có
nghiệp báo nào mà không thể chuyển đổi được, và cũng không có tai nạn gì không
thể hóa giải được. Cũng giống như một cây cổ thụ, tâm là rễ, ý niệm là gốc,
thân là cành, khẩu là lá, nếu bạn tu sửa trên cành lá mà gốc rễ đã mục nát thì
không thể nào cứu được! Phải sửa đổi gốc rễ, căn bản trước, cành lá sẽ rất dễ
chuyển biến.
A-Di-Ðà Phật
Trong quá trình chuyển ngữ chắc không tránh khỏi thiếu sót, xin các bậc
thức giả hoan hỷ phủ chính cho.
Xin thành thật cám ơn.
Một nhóm Diệu Âm cư
sĩ, 9-4-2004
Nhận xét
Đăng nhận xét