A. Chân tướng của Ðạo.- Thập đức:
NIỆM PHẬT TÂM ĐỊA CÔNG PHU
Nguyên tác: Lão Pháp sư Tịnh Không
Nguyên tác: Lão Pháp sư Tịnh Không
Chân thành,
Thanh tịnh, Bình đẳng, Chánh giác, Từ bi
Nhìn thấu, Buông xả, Tự Tại, Tùy duyên,
Niệm Phật
Pháp thế gian và xuất
thế gian đều coi trọng ‘đạo’; ‘đạo’ rốt cuộc là gì? Truyền đạo, hoằng
đạo, bạn hoằng đạo gì, nhất định phải có khái niệm rõ ràng. Chúng ta quy nạp (tổng hợp) lời giáo huấn của đức Phật,
giáo học của Phật pháp thành hai chục chữ: Chân thành, Thanh tịnh, Bình Ðẳng,
Chánh giác, Từ bi; Nhìn thấu, Buông xả, Tự tại, Tuỳ duyên, Niệm Phật. Ðương
nhiên mỗi người quy nạp sẽ không hoàn toàn giống nhau, tuy vậy cũng như người
xưa có nói: ‘Người mù sờ voi’, ai
cũng đều sờ được. Bất kể sờ đến bộ phận nào đều không sai, tuy chỉ là một bộ
phận của toàn thể nhưng đều có thể tiếp xúc, đạt đến mục đích. [Ai cũng] có thể
chứng đến viên mãn Vô Thượng Bồ-Ðề, tại vì phương hướng và mục tiêu không sai,
đều thuần chánh hết. Vì vậy có rất nhiều cách nói giống những bộ phái của Ấn-Độ
thời xưa, các tông phái của Phật giáo ở Trung-Quốc, hết thảy đều là Phật pháp
thuần chánh. Phật pháp thuần chánh nhất định có thể giúp người ta minh tâm kiến
tánh, giúp đỡ người thành tựu Vô Thượng Bồ-Ðề nên đều gọi là chánh pháp. Như
trong kinh Kim Cang đức Phật dạy: ‘Pháp môn bình đẳng, không có cao thấp’.
Ðây là điều mà chúng ta phải khẳng định trước hết để sau này không đến nỗi hoài
nghi.
Nhận xét
Đăng nhận xét