I. Ý NGHĨA CHÂN THẬT CỦA ‘BỔN NGUYỆN NIỆM PHẬT’
Ý NGHĨA CHÂN THẬT CỦA 'BỔN NGUYỆN NIỆM PHẬT'
Nguyên tác: Lão Pháp sư Tịnh Không
Nguyên tác: Lão Pháp sư Tịnh Không
Các
bạn đồng học:
Chào
các bạn, thầy Ngộ Ðạo gởi đến câu hỏi của một vị đồng tu ở trường Ðại học Lý
Công, Nam Kinh như vầy: “Gần đây có người
rao truyền ‘Bổn Nguyện Niệm Phật’ chẳng y chiếu những lời dạy trong Tịnh Ðộ Tam
Kinh, chẳng cần tin, chẳng cần phát nguyện, và cũng chẳng cần niệm Phật đều có
thể vãng sanh”. Nhiều bạn đồng học chưa hiểu sâu vào [giáo nghĩa] Tịnh Tông
nghe xong rất hoang mang’, xin pháp sư từ bi giảng giải.
Ðây
đích thật là một vấn đề rất nghiêm túc và quan trọng, nếu giải thích lệch lạc
vấn đề này thì có thể dẫn dắt rất nhiều đồng tu lầm đường, lạc lối, đánh mất cơ
hội niệm Phật vãng sanh ngay trong đời này của họ, những người rao truyền lời
nói này phải gánh chịu trách nhiệm nhân quả. Trong kinh nói nhất định sẽ đọa
địa ngục A Tỳ! Bốn chữ ‘Bổn nguyện niệm
Phật’ chẳng sai, nhưng họ giải thích ý nghĩa của nó sai hoàn toàn. Trước
khi nhập diệt đức Phật biết rất rõ tình huống trong xã hội hiện tại của chúng
ta, rõ ràng vô cùng. Trong chương Thanh Tịnh Minh Hối của kinh Lăng Nghiêm, đức
Phật nói: ‘Tà sư thuyết pháp như cát sông Hằng’. Những lời trong kinh
này là nói về đời hiện tại của chúng ta -- đời pháp nhược ma cường, chúng sanh
nhận giả mà chẳng nhận thiệt, chịu nghe lời gạt mà chẳng chịu nghe lời khuyên!
Các
vị đồng học Tịnh Tông chúng ta phải học theo đức Phật, đức Phật có tâm nhẫn nại
chờ đợi những người này. Tôi cảm thấy nhiều người trong nhóm đồng học chúng ta
có nhiệt tâm hơn đức Phật, họ nôn nóng muốn độ hết thảy chúng sanh đến Tây
phương Cực Lạc thế giới. Nhưng quay đầu lại và thiệt lòng phản tỉnh coi tự mình
có thể vãng sanh được hay chăng? Tự mình chẳng có khả năng được độ mà muốn độ
người khác! Trong kinh thường nói câu: ‘không có chuyện này!’ (vô hữu thị
xứ!), mọi người thường nghe câu này, nghe đến thuộc lòng luôn. ‘Phật
không độ người vô duyên’, chúng ta phải hiểu những người này chẳng có duyên
với Phật, chẳng có duyên nghĩa là không tin. Không tin vào những lời dạy trong
Tịnh Ðộ Tam Kinh, không thể y giáo phụng hành, mà lại nghe những lời rao truyền
này, đây tức là chẳng có duyên với Phật, trong đời này họ nhất định chẳng thể
thành tựu.
1.
Bổn nguyện là gì?
Bổn
nguyện rốt cuộc là gì?
Bổn
nguyện tức là bốn mươi tám lời nguyện. Sau khi Tịnh Tông được thành lập thì
chúng ta niệm Phật y theo ‘bổn nguyện’.
Bạn hãy xem khóa tụng hằng ngày của Tịnh Tông chúng ta, khóa sáng thì niệm bốn
mươi tám lời nguyện, khóa tối sám trừ nghiệp chướng. Nếu chẳng sám trừ nghiệp
chướng thì nhất định không thể vãng sanh. Tuy pháp môn này nói ‘đới nghiệp vãng
sanh’, các vị Tổ sư đại đức xưa nay đã nói đến rất nhiều ‘chỉ mang theo
nghiệp cũ, chứ không mang theo nghiệp mới’. Những nghiệp mà bạn đang tạo
hiện nay thì không thể mang theo, chữ ‘đới’ nghĩa là ‘đem theo, mang qua bên đó’; việc sai lầm trong quá khứ không sao,
hôm nay sửa cho đúng lại. Câu ‘không kể quá khứ, chỉ luận hành vi hiện nay’
là nguyên lý và nguyên tắc của đới nghiệp vãng sanh. Bây giờ vẫn tiếp tục tạo
nghiệp thì chẳng thể vãng sanh, nhất định phải hiểu đạo lý này.
Bổn
nguyện, có người nói bổn nguyện là nguyện thứ mười tám, nhưng phần đông nhiều
người không hiểu rõ nghĩa thú! Nguyện thứ mười tám hàm nhiếp hết thảy bốn mươi
bảy nguyện kia một cách rốt ráo viên mãn, thiếu một nguyện trong bốn mươi bảy
nguyện kia thì nguyện thứ mười tám sẽ không viên mãn. Vị ‘đại đức’ rao truyền ‘bổn
nguyện niệm Phật’ có hiểu đạo lý này hay không?
Bất
cứ một nguyện nào trong bốn mươi tám nguyện đều hàm nhiếp bốn mươi bảy nguyện
kia một cách rốt ráo viên mãn, nguyện nào cũng như vậy cả. Tuy
chúng tôi chưa giảng xong kinh Hoa Nghiêm nhưng mọi người cũng đã nghe kinh
chẳng ít. Trong câu ‘một tức là nhiều, nhiều tức là một’ (nhất tức thị đa,
đa tức thị nhất) của kinh Hoa Nghiêm thì ‘một và nhiều là không hai’
(nhất đa bất nhị) mà! ‘Một tức là hết thảy, hết thảy tức là một’ (nhất
tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất), người đó có hiểu không? Bổn nguyện
niệm Phật là ‘một tức là hết thảy’, cho nên công đức của bổn nguyện rất thù
thắng; tuyệt đối chẳng phải nói ‘chỉ dựa vào nguyện thứ mười tám mà thôi, bốn
mươi bảy nguyện kia không cần nữa’; nếu bốn mươi bảy nguyện kia đều không thực
hiện được thì nguyện thứ mười tám cũng không làm được luôn. Nguyện thứ mười tám
là gì? Nguyện thứ mười tám là tổng cương lãnh của bốn mươi bảy nguyện kia. Vì
vậy lời rao truyền này là của ma thuyết pháp chứ chẳng phải của Phật.
Trước
khi nhập diệt đức Phật dạy chúng ta ‘Tứ y
pháp’, thứ nhất là ‘Y pháp bất y
nhân’. Pháp là gì? [Pháp là kinh điển] Kinh Vô Lượng Thọ là kinh đầu tiên
của Tịnh Tông. Ðời Ðông Tấn, Huệ Viễn đại sư xây dựng đạo tràng niệm Phật đầu
tiên ở Lô Sơn – Ðông Lâm Niệm Phật Ðường, những đồng tu có cùng chung chí hướng
và đạo tâm gồm có một trăm hai mươi ba người. Lúc đó kinh điển Tịnh Tông chỉ có
kinh Vô Lượng Thọ, các kinh kia chưa được phiên dịch. Những người trong đạo
tràng Lô Sơn đều y theo kinh này, một trăm hai mươi ba người này đều vãng sanh
một cách vững vàng, thích đáng. Ðạo tràng này vô cùng thù thắng, trang nghiêm,
chúng ta phải đi theo đường của người xưa, kế thừa [sự nghiệp của] người xưa.
Gần
đây Ấn Quang lão pháp sư là người cuối đời nhà Thanh đầu thời Dân Quốc, rất
nhiều đồng tu đều biết. Ngài là hóa thân của Tây Phương Cực Lạc thế giới Ðại
Thế Chí Bồ Tát tái lai. Chúng ta chẳng có dịp được gặp lão pháp sư, nhưng Văn
Sao của Ngài vẫn còn lưu truyền trong thế gian, [chúng ta] nên đọc tụng kỹ
càng, y giáo phụng hành. Ngày nay con đường chúng ta đi là kế thừa Ấn Quang đại
sư. Thầy tôi là lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam, thầy là học trò của Ấn Quang đại sư, cả
đời thầy làm theo lời dạy của đại sư. Tôi thân cận học hỏi thầy Lý được mười
năm, thầy không dám đảm đương vai trò của thầy giáo, thầy giới thiệu cho tôi
một người thầy. Người thầy này là ai? Tức là thầy của thầy Lý, Ấn Quang đại sư.
Do đây có thể biết thầy Lý có đức hạnh, học vấn, và vô cùng khiêm tốn! Thầy dạy
tôi phải hết lòng phát tâm đọc tụng Văn Sao và y giáo phụng hành, được vậy [mới
xứng đáng] làm đệ tử của Ấn Quang đại sư.
Tôi
khuyên hết thảy các vị đồng tu ở khắp nơi noi theo kinh Vô Lượng Thọ và làm đệ
tử của A-Di-Ðà Phật một cách gọn tắt, ổn đáng. Lão cư sĩ Hạ Liên Cư hội tập
kinh Vô Lượng Thọ, nếu cụ Hạ không phải là A-Di-Ðà Phật tái lai thì phải là
Quán Thế Âm Bồ Tát tái lai, nếu không thì chẳng thể hội tập bộ kinh này được
hoàn hảo như vậy. Chúng ta biết ông Vương Long Thư hội tập lần đầu tiên vào
triều nhà Tống, ông Ngụy Mặc Thâm hội tập lần thứ hai vào triều nhà Thanh, cả
hai đều không hoàn hảo! Thời mạt pháp đích thực có nhu cầu phải hội tập kinh
này nên cảm được Phật, Bồ Tát đến thị hiện. Quý vị không tin, nhưng tôi tin; ai
tin thì được lợi ích. Chúng ta biết được những người y chiếu lời dạy trong bản
kinh này để tu hành và khi vãng sanh có tướng lành trong những năm gần đây rất
nhiều, những người chúng ta được nghe nói đến càng nhiều hơn. Nếu các bạn chẳng
tin mà cứ nghe theo lời [rao truyền] của người ta thì không còn cách nào để nói
nữa?
Ngày
nay trong thời đại dân chủ tự do, rộng mở, ai cũng không có quyền can thiệp
người khác, thế thì phải coi duyên phần của chúng ta với đức Phật A-Di-Ðà sâu
hay cạn. Chúng ta đọc bản hội tập của lão cư sĩ Hạ Liên Cư, không cần hỏi lão
cư sĩ là người như thế nào, không cần như vậy. Hãy coi bản hội tập của ngài
đúng như pháp hay không? Chúng ta phải xây dựng lòng tin từ điểm này, chẳng
phải mê tín, chẳng phải mù quáng. Tôi đã in năm bản dịch của kinh Vô Lượng Thọ
và bốn bản hội tập chung thành một cuốn và đề tên sách là ‘Tịnh Ðộ Ngũ Kinh Ðộc
Bổn’; trước sau đã in hết hai, ba vạn quyển. Chư vị đồng tu hãy tự xem và so
sánh, để quý vị xây dựng lòng tin vững chắc bằng cách này Sau đó quý vị hãy
quán sát kỹ số người noi theo [lời rao truyền] ‘Bổn nguyện niệm Phật’ mà vãng
sanh được bao nhiêu người? Họ có tướng lành gì chăng?
2. Chẳng phát nguyện thì
niệm Phật không thể vãng sanh.
Kinh
Vô Lượng Thọ dạy rất rõ ràng, điều kiện căn bản của ba bậc vãng sanh là: ‘Phát
Bồ Ðề tâm, một hướng chuyên niệm’, làm sao có chuyện chẳng phát nguyện mà
có thể vãng sanh được? Không có đạo lý này! ‘Chẳng phát nguyện, niệm Phật’
người xưa có nói: ‘Cho dù mỗi ngày niệm mười vạn tiếng Phật hiệu, chẳng phát
nguyện thì hét bể cuống họng cũng uổng công mà thôi!’
Tại
sao vậy? Bạn chẳng chịu vãng sanh mà!
Tâm
nguyện vãng sanh, buông xuống vạn duyên tức là tâm Bồ Ðề.
Trong
Yếu Giải, đại sư Ngẫu Ích đã dạy chúng ta: ‘Nếu muốn vãng sanh tăng cao phẩm
vị, nhất định phải có tâm giống như tâm Phật, nguyện giống nguyện của Phật,
hạnh giống hạnh của Phật’. Tâm chẳng giống tâm của A-Di-Ðà Phật, nguyện
cũng chẳng giống nguyện của A-Di-Ðà Phật, hành vi cũng chẳng giống A-Di-Ðà
Phật, cho dù bạn vãng sanh thì phẩm vị cũng rất thấp; huống chi là bạn không
thể nào vãng sanh được! Chúng ta phải nhớ kỹ nghe!
Trong
kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, phu nhân Vy Ðề Hy cầu sanh Tịnh Ðộ, thỉnh giáo đức
Phật Thích-Ca: ‘Con
phải tu học như thế nào mới có thể vãng sanh Cực Lạc thế giới?’
Trước
khi đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni giảng giải phương pháp tu học cho bà, Ngài đã
giảng rõ ‘Tịnh Nghiệp Tam Phước’, giảng rõ cho chúng ta đây là ‘Chánh
nhân Tịnh nghiệp của ba đời chư Phật’. Nói một cách khác bất luận Phật quá
khứ, Phật hiện tại, hay Phật tương lai, hết thảy những người tu hành thành Phật
đều xây dựng trên cơ sở, nền tảng này, nếu không có cơ sở này thì chẳng kể họ
ráng sức tu hành ra sao đều không thể thành tựu. Cũng như việc xây nhà, đây là
nền móng. Hai câu đầu trong cơ sở này là: ‘Hiếu
dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng’, người Trung Quốc thường dùng danh từ:
‘hiếu thân tôn sư’. Mọi người ở Tây phương Cực Lạc thế giới đều là người con có
hiếu nhất, đều là học sinh giỏi nhất. Trong kinh Vô Lượng Thọ xưng họ là ‘đệ tử
hạng nhất của Như Lai’! Làm sao có chuyện ‘chẳng phát nguyện’ này? Việc này
hoàn toàn sai lầm! Những người có đầu óc sáng suốt một chút đều có thể phân
biệt và nhận ra. Nếu ngay cả việc này cũng không thể nhận ra sự khác biệt, sự
học Phật của chúng ta đều là vô ích, nghe giảng kinh bao nhiêu năm nay cũng
luống uổng, vô ích! ‘Tịnh Nghiệp Tam
Phước’ tức là hạnh của Phật – Hành vi của chư Phật Như Lai được thể hiện
trong sanh hoạt thường ngày. Tam Phước, Lục Hòa, Tam Học, Lục Ðộ, Thập Nguyện
đều là sự hành trì của chư Phật. Chúng ta đã làm được chưa? Tôi thường khuyên
các vị đồng tu khi khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác phải đối chiếu với năm
khoa mục này, nếu tương ứng, phù hợp thì hạnh của quý vị là chánh hạnh; nếu
không tương ứng thì hạnh của quý vị là tà hạnh, tà hạnh chẳng thể vãng sanh
được đâu!
Cho
nên chúng tôi biên soạn năm đề mục của Tịnh Tông thành cuốn sách nhỏ gọi là
‘Nguyên tắc tu hành’, đây là nguyên tắc chúng ta nhất định phải tuân theo trong
đời sống, công việc, xử sự, đãi người, tiếp vật hằng ngày, nhất định chẳng thể
làm trái ngược. Nếu làm trái ngược thì niệm Phật, phát nguyện cũng không thể
vãng sanh. Tại sao vậy? Nguyện này của bạn là nguyện giả, nguyện suông, không
thực tế. Khi chúng ta phát nguyện hồi hướng, bạn lấy gì để hồi hướng? Nói
suông, hồi hướng suông thì không được, bạn phải dùng những gì thực tế để hồi
hướng. Thực tế là gì? Thực tế là tu hành chứng quả, đoạn ác tu thiện, chuyển
mê thành ngộ. Ðây là công đức tu hành chân thật của mình, mình phải dùng
cái này để hồi hướng. Hôm nay bạn không phát nguyện và cũng không niệm Phật,
làm sao bạn có thể vãng sanh cho được?
3. Ðời mạt pháp, tà sư nhiều như cát sông Hằng.
Ðồng
tu Tịnh Tông nghe xong khởi lên rất nhiều nghi vấn’, những người này vô tri,
ngu muội, là những người đáng thương! Giống như mấy năm trước đây ông Trần Kiến
Dân ở Mỹ đã tuyên bố khắp thế giới rằng: ‘đới nghiệp không thể vãng sanh’, làm
những người niệm Phật khắp thế giới vô cùng phân vân, thắc mắc. Ðó là ma, không
phải là Phật đâu! Ngay cả những vị như lão cư sĩ Châu Tuyên Ðức cũng lung lay
lòng tin. Khi tôi đến Los Angeles ông ra phi trường đón tôi, vừa gặp mặt liền
hỏi:
‘Pháp sư, hiện nay có người nói: ‘đới nghiệp
không thể vãng sanh’, phải ‘tiêu nghiệp mới có thể vãng sanh’, vậy thì phải làm
sao?’.
Tôi
bèn nói với ông: ‘Không vãng sanh thì
thôi!’.
Ông
nghe xong lời này vô cùng hoang mang; tôi nhìn ông đờ cả người, đứng đó nói
chẳng nên lời. Tôi nói:
‘Nếu không đới nghiệp, thì Tây phương Cực Lạc
thế giới chỉ có đức Phật A-Di-Ðà cô độc một mình trên đó, ông còn lên đó làm
gì?’
Ông
vẫn còn chưa hiểu, tôi mới nói thêm:
‘Quán Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí Bồ Tát đều là
Ðẳng Giác Bồ Tát, vẫn còn một phẩm Sanh Tướng vô minh chưa phá trừ, như vậy có
phải là đới nghiệp hay không?’.
Nghe
xong ông mới tỉnh ngộ -- Quán Âm, Thế Chí đều đới nghiệp, chỉ có một mình
A-Di-Ðà Phật là chẳng đới nghiệp mà thôi.
‘Nhưng trong kinh chẳng có nói ‘đới nghiệp vãng
sanh’?’
Tôi
trả lời: ‘Trong kinh có nói đến bốn cõi,
ba bậc, chín phẩm hay không?’
‘Có!’
‘Nếu không đới nghiệp thì mọi người đều bình
đẳng, vậy thì đâu có ba bậc, chín phẩm phải không?’
Ðây
là lời đức Phật dạy chúng ta: ‘Noi theo nghĩa chứ không noi theo lời nói’,
tuy đức Phật chẳng có nói ‘đới nghiệp vãng sanh’, [nhưng] có nói đến ba bậc,
bốn cõi, chín phẩm, vậy thì ý tứ của chữ đới nghiệp đều nằm trọn trong đó rồi.
Bạn đem theo nghiệp nhiều thì phẩm vị của bạn thấp; bạn đem theo nghiệp ít thì
phẩm vị của bạn sẽ cao. Ðâu có đạo lý chẳng đới nghiệp!
Người
học Phật phải khai mở trí huệ, tại sao có thể vừa nghe người ta nói hai ba câu
thì lung lay lòng tin liền, mê hoặc điên đảo như vậy? Bạn nói người như vậy có
đáng thương hay không? Niệm Phật suốt cả đời, bảy tám chục tuổi rồi, vừa nghe
lời đồn đãi của người ta thì lung lay niềm tin, thiệt là đáng thương quá! Vì
vậy nên đức Phật dạy chúng ta: ‘Y pháp chứ đừng y theo người’, ‘Y nghĩa chứ
không y theo lời nói’, pháp là kinh điển; kinh điển của Tịnh Tông là năm
kinh, một luận, phải hiểu lời dạy của Ngài.
‘Bổn nguyện niệm Phật’
có sai không?
Không
sai!
Vậy
thì ‘bổn nguyện’ là gì?
Năm
kinh, một luận là bổn nguyện, bốn mươi tám nguyện là bổn nguyện của đức Phật
A-Di-Ðà, rút một câu trong đó ra thì không được! Rút ra bất cứ một câu nào
trong đó, nếu bạn hiểu được ‘một tức là nhiều’, một câu tức là toàn bộ năm kinh
và một luận, nếu bạn có công phu đến mức này thì có thể hiểu như vậy, có thể
như vậy. Nếu không có công phu đến mức này thì hãy ngoan ngoãn, thực thà theo
thứ tự mà bước đi từ từ, học tập theo thứ lớp đàng hoàng, được vậy bạn sẽ thành
công. Hễ không đúng như pháp, giải sai, lệch lạc ý nghĩa của bổn nguyện niệm
Phật thì đều là ma hết; ma sợ bạn thành tựu ngay trong một đời này nên mau mau
kéo bạn trở lại, đẩy bạn vô địa ngục A Tỳ xong thì ma mới vui! Ðược rồi, tôi
giải thích vấn đề này cho các bạn đến đây thôi.
Nhận xét
Đăng nhận xét