37. PHẨM BA MƯƠI BẢY: NHƯ NGHÈO ĐẶNG CỦA BÁU
PHẬT THUYẾT ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ KINH
Bồ Tát giới đệ tử Vận Thành Hạ Liên Cư hội tập
Việt dịch: HT. Thích Đức Niệm - CS. Minh Chánh
Bồ Tát giới đệ tử Vận Thành Hạ Liên Cư hội tập
Việt dịch: HT. Thích Đức Niệm - CS. Minh Chánh
Các ngươi đã
trồng nhiều căn lành, phải nhẫn nhục tinh tấn, đừng phạm cấm giới, từ tâm
chuyên nhất. Thanh tịnh trai giới, tu một ngày một đêm ở cõi Ta Bà hơn làm lành
ở cõi Vô Lượng Thọ cả trăm năm. Tại sao vậy? Cõi nước của đức Phật đó đều hành
thiện tích đức, không có một chút ác. Tu thiện ở Ta Bà mười ngày đêm hơn làm
lành ngàn năm ở các cõi Phật khác. Tại sao vậy? Vì cõi nước Phật ở phương khác
thì phước đức tự nhiên có, không có duyên để làm ác. Chỉ có thế giới Ta Bà này
thiện ít ác nhiều, toàn là khổ độc chưa từng ngừng nghỉ.
Ta vì thương
các ngươi nên đã hết lòng chỉ dạy trao cho kinh pháp, vậy phải nhớ giữ tuân
hành. Tôn ti, nam nữ, quyến thuộc, bằng hữu chỉ bảo lẫn nhau, cùng nhau kiểm
điểm, hòa thuận đạo nghĩa, hoan hỷ từ hiếu. Nếu có sai phạm phải tự hối cải, bỏ
ác làm lành, sáng nghe tối sửa. Phụng trì kinh giới, như nghèo được của, sửa
xưa tu nay, gột rửa thân tâm, tự nhiên cảm ứng được như sở nguyện.
Khi Phật còn
tại thế quốc ấp thôn trang đều được hoá độ. Thiên hạ hòa thuận, nhật nguyệt
trong sáng, mưa thuận gió hòa, tai dịch không khởi. Quốc thái dân an, binh đao
vô dụng. Nhân đức hưng vượng, giữ gìn lễ nghĩa, nước không trộm cướp, không có
oán tặc, mạnh không hiếp yếu, đều được an lành.
Ta thương các
ngươi còn hơn cha mẹ thương con. Ta nay làm Phật ở đời này chỉ rõ điều lành
điều dữ, dứt khổ sanh tử, được năm điều thiện, lên chốn an lạc vô vi. Khi ta
nhập Niết Bàn, kinh điển lần lần diệt mất, nhân dân gian trá, làm nhiều điều
ác, ngũ thiêu ngũ thống, về lâu sau càng làm ác nhiều thêm nữa. Các ngươi nên khuyên
bảo nhau như lời Phật dạy không được tái phạm”.
Ngài Di-Lặc Bồ
Tát chấp tay thưa rằng: “Bạch đức Thế Tôn! Người đời ác khổ như vậy, Phật đều
từ bi thương xót độ thoát tất cả. Con xin nghe lời ân cần dạy bảo của Thế Tôn
không dám sai trái”.
Nhận xét
Đăng nhận xét