Pháp Hải Nhất Trích
Thuật Giả: Bồ Tát giới đệ tử Hàn Anh
"Đệ tử Phật bên trong phải tu dưỡng ngũ đức, bên ngoài tu hạnh lục hòa. Ngũ đức là ôn hòa nhân hậu, hiền lành, cung kính thành thật, dè dặt không hoang phí, nhẫn nhịn nhún nhường. Lục hòa là kiến hòa cùng giải, giới hòa cùng tu, thân hòa cùng ở chung, khẩu hòa không tranh cải, ý hòa cùng vui vẻ, lợi hòa cùng đều nhau. Cố gắng học tập tam phước tam học lục độ thập nguyện, để tiếp nối huệ mạng của Phật, hoằng dương Phật pháp làm lợi ích cho chúng sanh, nguyện khuyên cùng nhau cố gắng.
Đức Phật dạy: Người nào muốn vãng sanh vào cõi Phật, phải tu tam phước.
"Đệ tử Phật bên trong phải tu dưỡng ngũ đức, bên ngoài tu hạnh lục hòa. Ngũ đức là ôn hòa nhân hậu, hiền lành, cung kính thành thật, dè dặt không hoang phí, nhẫn nhịn nhún nhường. Lục hòa là kiến hòa cùng giải, giới hòa cùng tu, thân hòa cùng ở chung, khẩu hòa không tranh cải, ý hòa cùng vui vẻ, lợi hòa cùng đều nhau. Cố gắng học tập tam phước tam học lục độ thập nguyện, để tiếp nối huệ mạng của Phật, hoằng dương Phật pháp làm lợi ích cho chúng sanh, nguyện khuyên cùng nhau cố gắng.
Đức Phật dạy: Người nào muốn vãng sanh vào cõi Phật, phải tu tam phước.
Một là hiếu thảo cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, có lòng từ bi không sát sanh, tu thập thiện nghiệp.
Hai là thọ trì tam quy, giữ các giới đầy đủ, không phạm oai nghi.
Ba là phát tâm Bồ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh đại thừa, khuyên bảo người tu hành.
Làm được ba điều này, thì gọi là Tịnh Nghiệp Chánh Nhân của ba đời chư Phật.
Phật Giáo là Đức Phật đối với chín pháp giới chúng sanh giáo dục chí thiện viên mãn nhất.
Đức Phật Thích Ca sở thuyết tất cả kinh điển 49 năm, nội dung là nói rõ chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
Tri giác gọi là Phật Bồ tát, Bất giác là phàm phu.
Tu hành là chúng ta đem những sự hiểu sai lầm đối với vũ trụ nhân sanh cách nhìn, cách nghĩ, cách nói cách làm mà cần phải tu chính lại.
Cương lĩnh tu hành của Phật giáo là Giác Chánh Tịnh, Giác mà không mê, Chánh mà không tà, Tịnh mà không nhiễm, y theo Giới Định Huệ tam học hầu mong đạt đến mục tiêu này.
Nền tảng tu học là tam phước, đối với người phải y theo lục hòa, đối với việc làm phải tu lục độ, tuân theo hạnh nguyện Phổ Hiền, tâm quy hướng Tịnh Độ, thì sự giáo hóa của Phật mới có thể hoàn toàn viên mãn."
Pháp sư Tịnh Không
********
Một Giọt Biển Pháp
Thế gian và xuất thế gian, vốn không sanh diệt, người phàm phu lấy cái tâm sanh diệt mà nhìn tất cả pháp thế gian và xuất thế gian, cho nên mới có sanh diệt.
Thiền tông nói: Minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật. Không đạt đến minh tâm, thì làm sao kiến tánh không biết phải đợi đến bao giờ.
Tây phương cực lạc thế giới, nước có tám công đức, thanh tịnh lắng trong không nhiễm ô, chúng ta học Phật phải có tâm thanh tịnh như thế, xa rời trần lao không nhiễm ô.
Thế giới cực lạc gió thổi rừng cây, chim ca, nước chảy, tất cả những âm thanh đó đều diễn thuyết Phật pháp, chỉ cần dụng tâm thanh tịnh mới hiểu thấu được, cũng như Phật dùng Nhất Âm Diệu Đế mà thuyết pháp, phổ độ vô lượng chúng sanh.
Tu học trước tiên phải có giác ngộ, kế đến phân biệt chánh tà, biết rõ chánh tà rồi, trong tâm tự nhiên thanh tịnh.
Tâm bấp bênh thì trôi nỗi, tâm thanh tịnh thì định, tâm định thì sanh đạo.
Kinh Di Giáo nói: Thế gian nhất thiết vô thường, có gặp nhau tất nhiên có xa nhau, không nên vì đó mà sanh lòng buồn khổ, cái tướng thế gian là như thế, hãy nên nhất tâm niệm Phật cầu vãng sanh tây phương, thì mới có thể thường tựu hội với nhau.
Khu vực giáo hóa của Phật A Di Đà là mười phương vô lượng thế giới, không phải chỉ một đại thiên thế giới, niệm Phật pháp môn vượt hơn tất cả pháp môn, những pháp môn khác không thể so sánh được.
Cõi thế giới cực lạc gió thổi mưa hoa đều là công đức, trên trời rải xuống các loại diệu hoa, cõi ta bà của chúng ta đây gió thổi đều là các đất bụi bậm, trời mưa xuống đều là mưa chua, rơi trúng đầu thì sẽ rụng tóc thành trọc.
Cõi thế giới cực lạc tứ độ đều ngang hàng bình đẳng, mỗi độ đều có chín phẩm, vật hoa đều phóng ra vô lượng ánh sáng, trong ánh sáng có vô lượng hóa Phật, khắp vì mười phương diễn thuyết pháp môn vi diệu này, khuyên bảo chỉ dẫn cho tất cả chúng sanh phát nguyện cầu vãng sanh, không thối chuyển thành Phật.
Khi đã vãng sanh tây phương, một bụi trần cũng không còn ô nhiễm, không cần phải nấu cơm ăn cơm, luôn cả tắm rửa cũng không cần, dựa vào điểm này, chúng ta không đi không được, vì vậy nói là Thanh Tịnh Trang Nghiêm.
Cõi thế giới tây phương không dùng thức thứ sáu, vì vậy không có phân biệt tưởng.
Những ngày gần đây, khi dùng nước để súc miệng lại có mùi vị tanh hôi, làm sao có thể so sánh với nước của tây phương có tám công đức trí huệ.
Người thế gian đều biết rằng, hoa sen sanh trong bùn nhơ mà không nhiễm ô, nhưng nơi đây trồng hoa sen trong bùn nhơ, phải trải qua nhiều lần phấn đấu, phá vỡ tất cả chướng ngại mới có thể lộ lên trên mặt nước, kế đến trong nhụy hoa mới có quả sen, cho nên trong Phật pháp nói: Hoa Quả Đồng Thời, là đạo lý này, hoàn toàn thành sự thật, ở thế gian cũng lấy hoa sen để hình dung cho một số người đó, sanh trong bùn nhơ mà không nhiễm ô, nhưng hoa sen của thế gian vẫn còn thiếu mùi thơm bát ngát, còn hoa sen cõi tây phương cực lạc thế giới là trồng trong cát vàng, lại có thể bay trụ trên hư không, tùy thời mà tiếp dẫn những người niệm Phật cầu vãng sanh, từ trong cái gốc nó vốn là thanh tịnh, vì vậy có đầy đủ hương vị cực kỳ đặc biệt vi tế mầu nhiệm, dùng ngôn ngữ không thể nói hết được, dùng bút viết cũng không thể diễn tả ra hết được.
Cõi tây phương có ba bực chín phẩm, trong kinh nói: Tam Căn Phổ Bị, Lợi Độn Toàn Thâu. Tam Căn là lợi căn, trung căn, độn căn, người có lợi căn đối với đạo lý thì dễ dàng tiếp nhận và lý giải, liền có thể nhất định tin sâu ba điều kiện vãng sanh tây phương, tức được vãng sanh tây phương vào bực cao, người trung căn tuy rằng có lòng tin nhưng dễ dàng bị rung động, được sanh vào thượng phẩm thì rất ít, người độn căn chỉ cần có thể chấp trì danh hiệu, một câu A Di Đà Phật quyết định vãng sanh, vả lại với cái số không ít. Chổ thâm sâu của Tông Tịnh Độ tức niệm Phật pháp môn, thật nói không thể hết, là con đường tắt rất chính xác, một pháp môn vi diệu thành Phật, chỉ cần có thể chấp trì một câu Phật hiệu, người thông minh và người ngu dốt cũng có thể chứng đắc vĩnh viễn không thối chuyển. Ngũ căn thêm vào Ngũ lực mới là nền tảng học Phật, học Phật nếu không có căn, cũng như bèo trên nước, học vấn của thế gian dầu cho giỏi đi nữa, là Phật học đó, chẳng qua chỉ là thế trí biện thông, cũng như cây không có rễ, tuy rằng cành lá tốt tươi rất nhiều, rất mau thì sẽ khô chết, tu học Phật pháp trước tiên phải vun đắp gốc rễ, sau đó phải cố gắng từng bước bước đi, đến bờ bên kia không phải một bước là đến nơi.
Tây phương cực lạc thế giới hoa sen mà chỉ có bốn màu sắc, đó thì là chết cứng biết bao! Khó coi biết bao! Chúng ta thử nghĩ xem có bao nhiêu thứ màu sắc? Đức Phật nói: Có vô lượng màu sắc.
Người học Phật niệm Phật, tâm địa phải thanh tịnh, thì mới có thể thọ dụng, làm bất cứ việc gì trong thế gian, chẳng nên giữ cái ý niệm của thế gian, phải thấu rõ vạn pháp, tùy duyên mà không phan duyên.
Có thể tùy duyên cho tất cả, mà chân như không động, ở thế gian không việc gì không làm được, nơi xuất thế gian mà nói, thì mới thật sự có thể thành tựu lục độ.
Thanh tịnh và nhiễm ô, đều trong một niệm của tâm hiện tiền.
Học Phật trước tiên cần phải giữ sạch sẽ, ở cõi Ta Bà này mà không giữ gìn sạch sẽ, nếu sau này thành Phật nhất định sẽ thành một vị Phật dơ bẩn, nơi tây phương không có phần.
Tam tu tịnh giới, là bao gồm giới luật oai nghi, thế gian pháp luật, đạo đức và phong tục tập quán. Không những người xuất gia phải giữ, người tại gia tu hành cũng phải hết lòng giữ, các việc ác không làm, nên làm những điều lành.
Tinh thần của Phật pháp đại thừa, là kiến lập trên Bồ Đề Tâm, muốn giác tâm trước tiên phải tự giác, sau đó mới giác tha, vô cùng quan trọng đấy.
Tâm Phật và tâm chúng sanh, thật ra chẳng phải hai tâm, chỉ là giữa giác và mê mà thôi, rất tiếc người ngày nay nghe lời gạt không nghe lời khuyên, tin giả không tin thật, nói thật là lời nói nghịch tai, tuy rằng lời nói ấy có lợi ích cho việc làm, nhưng lại thích nghe những lời thiêu dệt giả dối dụ dỗ, họ cảm thấy dễ chịu hơn.
Tự tánh của chúng sanh vốn thanh tịnh, bởi đều bị phiền não trần lao làm nhiễm ô, không được tự tại.
Vạn pháp do tâm sanh, tâm khởi niệm thì có sở hiện, trong tâm thường niệm chư Phật, sau này nhất định sẽ thành Phật, người tu tịnh độ tâm thường niệm Phật cầu nguyện vãng sanh, tương lai nhất định sẽ được vãng sanh.
Chúng ta đối với thời gian và không gian có từng bị chướng ngại không? Bởi vì chúng ta mê hoặc mất đi cái tự tánh tận hư không biến pháp giới.
Có vị nhân huynh nói: Phật dạy không nên sát nhân, như vậy thì gà vịt bò dê v.v… chạy loạn đầy trên đường xá, còn cá dưới biển cũng tràn đầy lên bờ. THAM
Tất cả kinh điển đều là quyến thuộc của Kinh Hoa Nghiêm, cho nên gọi Hoa Nghiêm là căn bản pháp luân. Ở đoạn cuối Kinh Hoa Nghiêm lấy thập đại nguyện vương của Phổ Hiền Bồ Tát làm chỉ dẫn quy hướng về cực lạc, thế giới cực lạc là nơi quy túc của Hoa Nghiêm.
Người viên mãn thuyết pháp, không pháp nào không viên mãn. Người tục thuyết pháp, không pháp nào không tục.
Thanh tịnh bình đẳng là tâm Phật, nếu tâm của chúng ta được thanh tịnh bình đẳng, thì cùng với tâm Phật cảm ứng.
Có tánh đức mà chẳng tu đức, thì không thể tự hiển lộ.
Khó! Khó! Khó! Khó bỏ khó lìa là phân biệt chấp trước.
Có năng có sở có chỗ không biết, không năng không sở không chỗ nào không biết.
Giác tri của tánh thể, chiếu khắp các pháp, giác tri linh linh chiếu sáng, là đại dụng của tự tánh.
Một câu A Di Đà Phật, đều có thể tiêu trừ tất cả nghiệp chướng tai nạn.
Học Phật cần nhất phải thâm nhập kinh điển, mở cửa đại trí huệ, khôi phục lại vốn có tự tánh trí huệ, phải có đại trí huệ như biển lớn, thì đối với đạo lý của thế gian xuất thế gian đều thông đạt không có chướng ngại, làm tất cả việc thế gian, chẳng nên có ý niệm không chân chánh thế gian, như vậy mới là chân chánh trí huệ.
Trong thế gian bất luận là gia đình, đoàn thể, cho đến tăng đoàn, nếu không lấy tâm thanh tịnh bình đẳng lục hòa mà đối xử với nhau, thì làm sao xử lý vô số việc nhỏ.
Ngày xưa ở Ấn Độ 96 loại ngoại đạo, ngày nay ngoại đạo ở Trung Quốc tự do cũng tương đối khả quan, chỉ cần dụng tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm giác làm đạo, vẫn không mất là thiện nghiệp.
Tâm thanh tịnh là chân tâm, tâm thanh tịnh năng sanh vạn pháp, tâm thanh tịnh tức là tịnh độ, chỉ có tâm thanh tịnh thì mới có thể chứng đắc Vô Sanh Pháp Nhẫn.
Đức năng và trí huệ của chúng sanh cùng với chư Phật không hai không khác, chỉ vì chúng sanh không chịu giác ngộ, mới bị vô minh che lấp.
Thập chủng thiện pháp và bất thiện pháp, đều từ trong một niệm của chúng sanh, nếu kiên giữ ngũ giới và hành thập thiện nghiệp được hoàn toàn viên mãn, là điều kiện tiên quyết mới được vãng sanh tây phương.
Xả bỏ, xả bỏ càng nhiều càng được sạch sẽ, thì tâm càng thanh tịnh, tu học phải có tâm xả bỏ rất quan trọng.
Trong mỗi một bộ kinh, có lúc Phật gọi ngài A Nan, lúc thì gọi ngài Xá Lợi Phất, ngài A Nan là đại biểu Đa Văn, ngài Xá Lợi Phất là đại biểu Trí Huệ, tất cả những người làm đại biểu đó là tự tánh vậy.
Có vị đồng tu nói: Tự mình niệm Phật công phu chưa đủ, tương lai đột nhiên mà vãng sanh có thành vấn đề không? Không có quan hệ, hãy gọi con cái đến hộ niệm cầu siêu, cầu siêu cao nhất chỉ có thể sanh đến cõi trời ba mươi ba.
Tam quy y, đơn giản mà nói, tức là trở về với tự tánh, tâm tánh của một người phải chân chánh, mới có thể khế hội được chánh đạo, và phát tâm đạo lớn. Người thế gian cũng như vậy, muốn làm việc lớn, trước tiên nhất định phải có chân chánh đại chí nguyện, thì mới thành tựu sự nghiệp lớn. Tâm của người học Phật phải cùng tâm Phật tương ứng, cần phải rộng lượng, có thể dung nạp, thì mới thống lãnh đại chúng được, đó là ý nghĩa của quy y, vì vậy nhất định phải thể hội hiểu rõ đại đạo.
Học Phật không nên keo lận pháp, nếu keo lận pháp, tương lai được quả báo là ngu si.
Đọc sách một ngàn lần, nghĩa lý tự nhiên hiểu rõ, tụng kinh nghe kinh cũng không ngoại lệ.
Trong tâm có ma chướng, chính mình phải tiêu trừ, phải thường nghe pháp âm thì mới có thể phá được phiền não, sự đau khổ tự nhiên hết.
Không có chân tâm, thì làm sao hiểu thấu diệu lý.
Ba thừa Phật pháp, năm thừa Phật pháp là Phật dùng phương tiện mà nói, chỉ có một thừa Phật pháp, không hai không khác thì mới thành Phật. Một câu A Di Đà Phật niệm đến cùng, là phương tiện bực nhất.
Kinh Bát Đại Nhân Giác nói: Sanh Tử Bì Lao, tạm dịch sống chết mệt nhọc. Chúng ta là phàm phu ở thế gian này cứ đuổi theo không ngừng tìm cầu đanh lợi dục vọng, làm tất cả đều là cái nhân lục đạo, ở trong lục đạo luân hồi vĩnh viễn không ngừng nghỉ, thật là mỏi mệt, hãy nên phát tâm niệm Phật.
Nếu muốn vãng sanh vào thế giới tây phương cực lạc, không phải là việc khó, chỉ cần mang theo đầy đủ ba điều kiện Tín Nguyện Hạnh, quyết định được vãng sanh.
Vô Lượng Thọ Phật, có vô lượng ánh sáng chiếu khắp mười phương, ánh sáng của mặt trời mặt trăng và minh châu đều ẩn mất.
Chúng sanh chấp có, Phật nói không. Chúng sanh chấp không, Phật nói có. Chúng sanh chấp chẳng có, chẳng không. Phật nói chẳng có không phải không có, chẳng không chẳng phải không không.
Thầy là chỉ dạy cho những người hậu học biết; chẳng nên đi theo con đường oan uổng mà Thầy đã đi qua, không nghe lời Thầy dạy là người ngu si.
Nhân sanh là một vũ đài lớn, màn bạc giống như chân tâm không biến đổi, tất cả hình ảnh đều là duyên bất biến.
Ngày xưa Đức Phật thuyết pháp, nhất định phải có người kính thỉnh, vô cùng long trọng và trang nghiêm, chỉ có Kinh Di Đà, là Phật vui mừng từ trong tâm, mà vì chúng sanh đời mạc pháp khai thị pháp môn niệm Phật, có thể một đời thành tựu, gọi là Bất Vấn Tự Thuyết.
Đức Phật thuyết pháp đều ứng theo cơ duyên của chúng sanh, khế hợp căn cơ của chúng sanh, phá trừ tâm cảnh si mê của chúng sanh, thí như đánh chuông, đánh mạnh thì nghe tiếng lớn, đánh nhẹ thì nghe tiếng nhỏ, có hưởng thì có ứng, vốn tự vô tâm.
Ma là do tự tâm khởi lên, quỉ thế gian so với quỉ âm phủ lại càng đáng sợ.
Tu pháp môn tịnh độ phải nhất tâm niệm Phật, chúng ta cần nên biết rõ ràng, tâm niệm Phật là năng niệm, danh hiệu Phật là sở niệm, đều ở chổ nhất tâm, nhưng chúng ta không được trụ nơi tâm năng niệm, bởi vì tâm năng niệm, bản thế vốn là vắng lặng, Phật hiệu sở niệm đều không thể trụ được, nếu như nói không có tâm năng niệm và Phật hiệu sở niệm, mà tâm năng niệm lại linh hoạt rõ ràng, Phật hiệu sở niệm lại sáng suốt biết rõ, đây là cảnh giới một niệm tương ứng một niệm Phật.
Vô niệm mà niệm, niệm mà vô niệm, cảnh giới này không thể dùng lời nói cho được rõ ràng, cũng không thể suy nghĩ mà muốn hiểu rõ, tức là bản thế của nhất tâm thanh tịnh, không còn xen lộn, đây mới là lý nhất tâm.
Đức Phật dạy chúng ta tu hạnh lục độ, thật không biết phải bắt đầu tu từ độ nào? Tôi nghĩ rằng nên bắt đầu tu từ độ Nhẫn Nhục.
Đọc qua một quyển tạp chí có đăng một bài, đề mục là Tư Tưởng Bát Nhã, trong kinh Phật nói: Bát nhã vô tri, vô sở bất tri. (Bát nhã không biết, không chỗ nào không biết) Bát Nhã lại còn có tư có tưởng hay sao?
Giáo lý của Phật nói, từ bi là động lực của tinh tấn, người thế gian ngu si, mà nghĩ rằng hung bạo là động lực tiến bước.
Vạn pháp do tâm tạo, chúng sanh si mê, tâm hướng theo ngoài cầu pháp, càng cầu càng bị mê hoặc.
Vị thầy tốt muốn cho anh được thành tựu mới thường quở trách anh, nếu không muốn cho anh thành tựu, thì nhất định đối xử với anh có lễ độ khách sáo.
Mọi người không lo làm việc, đều được thanh nhàn, có phải là trở thành một vị Phật thanh nhàn chăng? công việc trong xã hội thì ai đến đây làm? chỉ cần tận tâm giữ bổn phận chức nhiệm của mình, tức thì thiên hạ thái bình.
Kẻ trước người sau khen ngợi người khác, tự mình phải nhún nhường, âm thầm làm việc, không chán không ngại, thì tự nhiên thật sự có tiếng tốt.
Nếu buông bỏ chấp trước, thì tất cả được tự tại, trong bốn tướng nếu ngã tướng không buông bỏ được, vì vậy tất cả tướng vẫn còn.
Người thế tục nói: Nhâm Quý Tự Tri. Lại nói: Bất Hoạn Nhân Chi Kỷ Tri, Hoạn Bất Tri Nhân Dã. Lời nói của cổ đức không sai, con người tự biết thì mới tiến bộ, mới có thể phản văn tự tánh. (xoay nghe tự tánh).
Người cùng người đối xử với nhau, cái kỵ nhất là không nên đè bẹp người khác, mà nâng cao mình lên, nếu muốn người khác đối với anh vui cười, thì nhất định anh phải tự mình đối với người ta vui cười trước.
Người có cơ trí thông minh, phải nên như người ngu dốt (Tục ngữ nói: Đại Trí Nhược Ngu). Nếu có công lao và công đức cho khắp thiên hạ, phải nên giữ cách khiêm nhường. Nếu có sức mạnh khả năng cứu giúp thiên hạ, cũng nên tỏ ra tâm nhúc nhát. Người có đạo cao đức trọng, phải nên nhúng nhường cung kính.
Lời nói có sự kiềm chế lễ độ, nhất định sự oán trách sẽ ít đi (không đắc tội với người). Mọi động tác đều biết kiềm chế lễ độ, thì sự ân hận của việc không nên làm nhất định là ít, ái mộ kiềm chế lễ độ, đối với riêng mình cầu lợi thì nhất định ít (Phật nói tham dục ít). Sự vui chơi có chừng mực, thì tai họa việc xấu cũng ít. Ăn uống có điều độ, thì bệnh hoạn cũng ít (bệnh từ miệng vào).
Phát giới vốn là nhất chân, bởi vì chấp trước phân biệt mới có thập pháp giới, nếu không chấp trước phân biệt, tất cả đều là chân, thì làm sao có mười pháp giới .
Vạn pháp đều như thế, pháp pháp đều là vậy, vạn pháp vốn không sanh diệt, không đến cũng không đi, vắng lặng thường trụ, tâm của chúng sanh không thanh tịnh nên mới có sanh, diệt, đến, đi, trừ ra đạt đến nhất tâm bất loạn thì mới có thể thấy được thật tướng của các pháp, tức là nhất chân pháp giới biến thành thập pháp giới.
Lý tức là Phật; tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, bất luận là động hay tịnh, trên cái lý mà nói thì tất cả đều đầy đủ Phật tánh, còn trên sự tướng mà nói, hành động và ý niệm đều không như vậy, trong cái mờ tối đần độn theo song đuổi dòng, bị ngũ dục lục trần lôi kéo đi, xa xôi mù mịt không biết trở về với tự tánh.
Danh tự tức là Phật, biết được kinh quyển, là mới bắt đầu được nghe danh biết tự của nghĩa khúc pháp vô sanh, lại bắt đầu nghe được bài ca bất tử, nay mới biết rõ tánh hải tức là đương thể, tự mình mới biết hối hận ngày trước đã đem thời gian bỏ qua.
Nếu muốn làm một người có phẩm chất hiền lương ôn hòa, thì nhất định phải rèn luyện từ trong lò lữa. Muốn thành công một sự nghiệp khí thế rộng lớn, thì nhất định phải từng trải qua trên băng mỏng (lưu tâm cẩn thận).
Cái cao quý thành đạt của đại trượng phu, là ở chỗ đạo đức và chí khí. Cái khoe khoang của người thô bỉ hèn kém, là chỉ cầu cho nhiều cái hư vinh để trang sức bên ngoài.
Phật và Bồ Tát đi đầu thai, đều theo nguyện lực, không bị nghiệp lực lôi kéo đầu thai, cho nên nói: Thừa Nguyện Tái Lai.
Bát nhã không biết, không chỗ nào không biết, không biết là tâm thanh tịnh, không chỗ nào không biết là đức dụng của tâm thanh tịnh.
Người ta đứng vãng sanh, còn ta thì ngồi vãng sanh; người ta ngồi vãng sanh, còn ta thì nằm vãng sanh, chỉ cần có thể vãng sanh, vãng sanh cách nào cũng được, như thế không có uổng công niệm Phật.
Quán hành tức là Phật, y theo lời Phật dạy tu hành, tức được ngôi vị ngũ phẩm. Trong tâm thường nhớ quán chiếu nghĩa lý của chân thường, trong tâm thời thời khắc khắc tiêu diệt trần lao huyễn hóa, quán chiếu khắp nơi tự tánh của các pháp, thì mới hiểu thấu đạo lý của không giả cũng không chân.
Giống nhau tức là Phật, liễu giải cũng giống nhau, là ngôi vị thập tín, tuy rằng đã thoát ly tứ trụ, lục trần vẫn chưa hoàn toàn hết hẳn, cũng giống như con mắt hãy còn mờ nhậm nhìn lên không trung, tựa như thấy có sao hoa .
Phân chứng tức là Phật, phá được một phần thì chứng được một phần, từ sơ trụ đến đẳng giác, hốt nhiên tự tâm khai ngộ, trong tâm vắng lặng thanh tịnh, tất cả đều thông đạt, nhưng chưa triệt ngộ đến cảnh giới cùng tột, giống như mặt trăng hãy còn lờ mờ, không phải trăng tròn sáng tỏ.
Cứu cánh tức là Phật, viên mãn nhất thiết chủng trí, đoạn hết tất cả vô minh, là ngôi vị Phật Diệu Giác. Ngày trước nhận chân là vọng, ngày nay vọng đều thành chân, hồi phục tự tánh vốn có, trở về với tự tánh, không có một pháp nào là mới cả, chân vọng vốn là một thể, đồng như trăng tròn.
Niệm Phật, niệm là kiềm chế cái tâm vào một chỗ, nếu không niệm thì tạp niệm làm rối loạn, không phải là chân niệm Phật, phải nên niệm và không niệm đều có thể giữ được tâm thanh tịnh, đi đứng nằm ngồi, đối người xử thế đều có thể nhất tâm bất loạn, mới có thể làm bất cứ việc gì, tất cả nghiệp chướng đều tiêu trừ.
Nhất tâm niệm, niệm cái gì? Niệm A Di Đà Phật.
Niệm Phật cái đầu tiên quan trọng là trừ tạp niệm, trừ vọng tưởng, phân biệt, mới được bước vào nhất tâm niệm.
Không tu hạnh Phổ Hiền, không thể viên thành Phật đạo; Bồ Tát tu hạnh Phổ Hiền mới chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Bất luận lúc nào nơi nào có gặp bất luận xảy ra chuyện gì, hoặc bệnh khổ gì, điều quan trọng nhất là không quên Phật hiệu. (thường nhớ niệm Phật)
Trong niệm Phật viên thông chương của Đại Thế Chi Bồ Tát, chỉ dạy cho chúng ta rằng: Đều Nhiếp Lục Căn, Tịnh Niệm Kế Tiếp.
Thông đạt tất cả sự tướng lý luận của nhân sanh thế gian và xuất thế gian, tức là Phật.
Lấy chân thiện mỹ huệ trang nghiêm làm y chánh của chúng ta, ngay trong hoàn cảnh hiện tượng trước mắt phải thể hội cảnh giới chân thật.
Chân vọng, không hữu, nhiễm tịnh, năng sở, không một thứ nào không phải là nhất hợp tướng.
Pháp pháp đều là tự tánh, bởi chúng sanh chấp trước, chỉ thấy tướng không thấy tánh. Thí dụ nói: Vàng là bản thể, những đồ trang sức là tướng, vì vậy thường nói lấy vàng làm đồ trang trang sức, những đồ trang sức đều là vàng, ngoài vàng ra thì không có đồ trang sức, ngoài đồ trang sức ra thì không có vàng.
Vào cảnh giới bất khả tư nghị, tức là nhất chân pháp giới; trừ bỏ cái giới hạn tức là nhất chân pháp giới.
Pháp môn niệm Phật, chẳng sợ đi không thành, chỉ sợ không đầy đủ tín nguyện trì danh. Kinh nói: Vạn người tu vạn người đi . Không tu đương nhiên không được đi.
Tám mươi bốn ngàn pháp môn, trở về nguồn không hai đường, thử nhìn xem giáo nội ngoại, đến cuối cùng có vị nào mà không hồi hướng quy về tịnh độ.
Người học Phật, đối với thánh giáo phải liễu giải, vả lại cần phải ghi nhớ, cảnh giới hiện tiền, nhất định phải y theo phương pháp nghĩa lý của Phật dạy, để mà đối trị, nếu không ghi nhớ thì làm sao biết đối trị.
Thanh tịnh là Tăng bảo, bình đẳng là Pháp bảo, giác là Phật bảo, tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Pháp môn niệm Phật tức là pháp môn xưng tánh.
Cổ đức đều lấy Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm là viên mãn nhất, nhưng Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ còn trên Hoa Nghiêm, là tối cao đệ nhất, bởi vì ở phẩm sau cùng Kinh Hoa Nghiêm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, Phổ Hiền Bồ Tát lấy thập đại nguyện để làm chỉ dẫn quy hướng Cực Lạc, thì Kinh Hoa Nghiêm công đức mới được viên mãn.
Kinh nói: Nhất Đa Bất Dị, một câu A Di Đà, viên dung ba tạng mười hai phần giáo, tám vạn bốn ngàn pháp môn, đều ở trong đó.
Trong Kinh Vô Lượng Thọ chỗ nói Nhất Thời, là lúc Tam Tư Lương tương ứng . (Tín, Nguyện, Hạnh)
Kinh Hoa Nghiêm nói kỹ là Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Di Đà nói sơ lược là Kinh Vô Lượng Thọ, hai bộ Kinh này liễu nghĩa nhất thừa. Kinh Vô Lượng Thọ cũng là trung bản Hoa Nghiêm.
Đức Phật nơi vườn Lộc Uyển thuyết pháp độ năm vị tỳ kheo, Ngài Kiều Trần Như là khai ngộ đệ nhất, Kinh Vô Lượng Thọ lấy Tôn Giả Kiều Trần Như là hành thượng thủ, làm đại biểu cho pháp môn niệm Phật, là pháp môn được độ đệ nhất.
Ngài Xá Lợi Phất là Trí Huệ Đệ Nhất, Ngài Mục Kiền Liên là Thần Thông Đệ Nhất, trong Kinh Vô Lượng Thọ đều ở dưới Ngài Kiều Trần Như, cái ý này là nói Xá Lợi Phất và Mục Kiều Liên, làm đại biểu cho kinh này là trí huệ thần thông đệ nhất trong đệ nhất.
Kinh Vô Lượng Thọ lấy Ngài Phổ Hiền làm đại biểu Mật Tông, trong Phật môn tôn sùng Ngài Long Thọ làm Tổ của tám tông, các Ngài đều là đại Bồ Tát, cũng đều cầu vãng sanh tây phương tịnh độ.
Trong mật tông Ngài Kim Cang Tát Đỏa tức là hóa thân của Phổ Hiền, Chuẩn Đề Bồ Tát là hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài Văn Thù làm đại biểu thiền tông, Di Lặc Bồ Tát làm đại biểu ngàn vị Phật trong hiền kiếp.
Trong mười sáu vị chánh sĩ chỉ có Ngài Hiền Hộ là một bổn thổ Bồ Tát, ngoài ra đều là Bồ Tát ở cõi khác, trong hội Kinh Vô Lượng Thọ, tất cả các Ngài đều cầu vãng sanh tây phương cực lạc tịnh độ, là nói rõ tất cả pháp môn Hiển, Mật, Tông Môn, Giáo Hạ, đến sau cùng đều quy hướng tịnh độ, đồng thời cũng nói rõ, pháp môn niệm Phật là pháp môn của tất cả mười phương ba đời chư Phật đều cùng hoằng dương.
Đại Thế Chí Bồ Tát là sư Tổ Pháp Giới của Tịnh Độ Tông.
Tịnh Độ Tông, giải môn thì y theo tịnh độ ngũ kinh, hành môn thì y theo tam phước (quán kinh), lục hòa, tam học, lục độ, thập nguyện. Tam phước là chính nhân tịnh nghiệp của ba đời chư Phật, là nền tảng thành Phật.
Tự tánh không hai không khác, mười phương chư Phật, tam giới chúng sanh đều cùng một thể.
Tất cả pháp môn giáo hóa, đều kiến lập trong thật tướng.
Đạo là từ trong tâm giác ngộ, chẳng phải từ bên ngoài mà được.
Nếu tâm hiểm ác, Phật tức là tâm chúng sanh; trong tâm thanh tịnh bình đẳng, chúng sanh tức là Phật.
Trong tâm của chúng sanh vốn có Phật, Phật ở trong tâm mới là chân Phật.
Bồ Tát đại thừa độ tất cả chúng sanh, Bồ Tát tiểu thừa chỉ độ người có duyên, hoàn toàn khác biệt là trong tâm lượng.
Vô lượng làm thể, tất cả sự trang nghiêm đều sanh từ trong vô lượng, tự tánh năng sanh chỉ có một cái, sở sanh vạn pháp thì vô lượng vô biên.
Nếu như trong đầu não chứa đầy vọng tưởng, trong bụng uất ức, tâm nhiều phiền não mà được vãng sanh, không biết vãng sanh vào một phẩm nào? Là một độ nào?
Bốn mươi tám đại nguyện của Phật A Di Đà, chúng ta triệt để có thể học được một, hai nguyện, thì tuyệt đối cũng đủ vãng sanh.
Trong lúc tâm lâm chung, A Di Đà Phật đến tiễn dẫn, thì nên lập tức đi liền, đến lúc đó mà không chịu buông bỏ tài sản, con cháu v.v… còn sợ con cháu không thành tài, dặn dò từng chút, Phật A Di Đà làm gì có thời gian để chờ đợi, bởi vì còn rất nhiều người đang chờ Phật đến tiếp dẫn đó!
Người hoằng pháp lợi sanh, trước khi đi vãng sanh giảng nói một đoạn khai thị, rồi mới đi vãng sanh, cũng như lão cư sĩ Lý Thế Hoa, đây mới là công đức chân thật.
Người thế gian đều muốn cầu thọ mạng dài lâu như ông Bành Tổ, tuy nhiên thân thể phải khỏe mạnh, nếu như cần phải có sự đặc biệt chiếu cố, vậy thì quá khổ cũng quá phiền phước, sớm đi vãng sanh còn tốt hơi.
Ngày 18 tháng tư, chùa Quang Hiếu thuộc tỉnh Quảng Đông kính thỉnh Tịnh Không Pháp Sư đến để hoằng pháp.
Bổn Hoán lão Pháp Sư giới thiệu nói: Xin quý vị hãy dụng tâm mà nghe pháp.
Tịnh Không Pháp Sư nói: Có thể đến ngôi chùa cổ Quang Hiếu này để hoằng pháp, thật vô cùng vinh hạnh, trong 5 ngày vội vã, giới thiệu cho quý vị sự nghiên cứu giảng kinh đã qua, cùng với quý vị làm đề tài tham khảo. Trước tiên phải nhận thức Phật giáo, chúng ta có thể nhìn thấy hiện nay trên thế giới có mấy loại Phật giáo: 1. Phật giáo tôn giáo. 2. Phật giáo học thuật. 3. Phật giáo tà giáo. 4. Phật giáo truyền thống. Phật Thích Ca là đạo sư của chín pháp giới, tư tưởng của Phật giáo và nhà Nho có nhiều chỗ giống nhau, nội dung giáo học của Phật giáo là Chư Pháp Thật Tướng, tức là chân tướng của vũ trụ nhân sanh. Đây là vấn đề của chính mình. Nhất định phải phát tâm chân chính mà dụng tâm học tập. Định nghĩa của Phật Trí và Giác. Trí là chân như trí huệ, tức là tối triệt để trí huệ viên mãn. Tác dụng của trí huệ, tức là hiểu thấu và giác ngộ, cho nên nói, sự giáo dục của Phật đà là sự giáo dục của lý tánh.
Sở cầu của người thế gian quy nạp lại, là không ngoại gia đình mỹ mãn, hạnh phúc, êm đềm hòa thuận, và thế giới hòa bình. Tất cả khoa học gia, triết học gia v.v… đều không ngoài lệ. Bởi quan sát những sự thật như thế, đều yêu cầu không ngoài những thứ này. Cho nên sự giáo dục của Phật đà, mới được tất cả chúng sanh mong cầu tiếp nhận. Đơn giản mà nói, hiện nay trong Phật giáo rất thiếu thốn giáo sư truyền dạy, hội Phật giáo trong nước có hội hợp thảo luận, làm thế nào đem Phật giáo nạp vào học thuật giáo dục. Phật giáo quan trọng nhất là thấy được tự tánh, nhà thiền thì nói minh tâm kiến tánh, giáo hạ thì giảng đại khai viên giải, tịnh tông nói nhất tâm bất loạn.
Nhà Phật nói: Tam Tâm Nhị Ý. Tam tâm là Tâm Ý Thức, tức là A Lại Da Thức, Mạc Na Thức và Ý Thức. Nhị Ý tức là Ý Thức và Thức thứ bảy.
Nào ngờ tự tánh năng sanh vạn pháp. Bởi vì ngoài tâm không có pháp, tất cả pháp đều do tâm sở hiện, do thức sở biến. Trong thế giới mười phương tuy rằng cũng có tịnh độ, tuy nhiên ngoại trừ cõi Tây Phương thì không nơi nào để đi.
Chính nhân thành Phật là Tịnh Nghiệp Tam Phước, nền tảng của tất cả pháp môn và tu tịnh độ là Tam Phước. 1.Hiếu dưởng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, cha mẹ cho chúng ta cái thân thể này, sư trưởng cho chúng ta huệ mạng. Chữ HIẾU phía trên là chữ LÃO, phía dưới là chữ TỬ. Nói rõ là đời trước và đời sau đều cùng một thể, quá khứ vô thủy, vị lai vô chung, đều là một thể. Thành Phật thì mới có thể làm được viên mãn hiếu đạo. Đẳng giác Bồ Tát hãy còn một phần Sanh Tướng Vô Minh, vì vậy nhất định phải làm Phật, mới có thể làm đến cứu cánh viên mãn hiếu đạo.
Trong Phật pháp lấy Ngài Địa Tạng làm đại biểu hiếu đạo, tu từ Tịnh Nghiệp Tam Phước hướng thẳng lên trên. Trong kinh thường thấy Thiện Nam Tử Thiện Nữ Nhân, tiêu chuẩn của chữ Thiện là Tam Phước.
Điện Tứ Thiên Vương là phần kiến trúc thứ nhất của Phật giáo, tiến vào cửa chùa là nhìn thấy Di Lặc Bồ Tát, Ngài đại biểu bao dung, Sanh Bình Đẳng Tâm, Thành Hỷ Duyệt Tướng. Phương đông là Trì Quốc Thiên Vương, tận lực phụ trách, bảo vệ an ninh quốc gia, trước tiên đem hiếu đạo phát dương rộng lớn. Phương nam là Tăng Trưởng Thiên Vương, đại biểu tăng trưởng trí huệ đức năng. Phương tây là Quảng Mục Thiên Vương, Phương bắc là Đa Văn Thiên Vương, là đại biểu Đọc Vạn Quyển Sách, Đi vạn Lý Đường.
Lục Tổ Đại Sư giải thích tam quy y rất rõ ràng, Quy Y Giác, Quy Y Chánh, Quy Y Tịnh. Quy là trở về, trong Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Tịnh Hạnh nói, cương lĩnh giáo học của Phật, là y trong tự tánh tam bảo. Từ nơi tà tri tà kiến mà hồi đầu, từ trong nhiễm ô mà trở về thanh tịnh. Giác mà không mê, Chánh mà không tà, Tịnh mà không nhiễm. Là phương châm của tam tự Quy Y, tức là kiến lập trên nền tảng Tịnh Nghiệp Tam Phước.
Phật pháp, Phật giáo vĩnh viễn đi trước thời đại, vì vậy ngày nay nên đem Phật giáo hiện đại hóa, sinh hoạt hóa, không nên vĩnh viễn cứ khư khư cố mãi khuôn phép cũ,đạo tràng có thể giữ lại những hình thức thời xưa, cũng có thể kiến lập những thứ hiện đại hóa, đem truyền thống tinh thần phối hợp trong hiện đại học thuật, khiến Phật giáo phát dương rộng lớn, để cho thanh niên đời sau tiếp nối.
Kệ tụng; có Trùng tụng và Cô Khởi tụng. Trùng tụng là lập lại một lần trong văn Trường hàng, là một pháp phương tiện cho người đến trễ hoặc cho người nghe chưa được hiểu rõ. Cô Khởi tụng là Kệ tụng trong vân Trường hàng còn thiếu, mục đích thuyết Kệ tụng là phương tiện để ghi nhớ thuộc lòng, vả lại tiện lợi quán chiếu công phu.
Người không thật sự tin tưởng pháp môn trong Kinh Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Bình Đẳng Giác, mà muốn niệm Phật cầu vãng sanh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, há chẳng phải là trò cười hay sao!
Chúng ta niệm Phật vì muốn cầu vãng sanh tây phương vô lượng thọ, tại thế gian này, không những phải nhất tâm niệm Phật, vả lại phải có tâm nguyện, giải hành, đều phải tôn kính A Di Đà Phật làm thầy, thì mới tương ứng y chánh nhị báo của tây phương.
Nếu muốn được đến cảnh giới cực lạc thế giới y chánh trang nghiêm, trước tiên tâm địa phải thanh tịnh, chỉ có như vậy mới đạt đến Đại nguyện của an dưỡng liên bang. Kinh nói: Tâm tịnh tắc độ tịnh, tức là đạo lý này.
Mười phương thế giới hằng hà sa số chư Phật, đều khen ngợi tán dương công đức vô lượng của A Di Đà Phật cực lạc thế giới, vả lại lấy tâm bình đẳng của tâm bao thái hư, lượng chu sa giới, phổ độ vô lượng vô biên chúng sanh, chưa hề mỏi mệt nhàm chán.
Ta Bà thế giới cũng gọi là Kham Nhẫn thế giới, sinh sống tại thế giới này, thật là thân ở trong khổ mà không biết khổ, chúng ta nhất định phải giác ngộ, tinh tấn học Phật, tương lai thì mới được vãng sanh tây phương cực lạc thế giới.
Ngày nay là xã hội danh lợi, học Phật không dễ, người có trí huệ chân chánh, thì mới tin tưởng Phật pháp mà không bị danh lợi trói buộc.
Từng nhớ đến, mấy năm về trước quy định mời khách đãi tiệc phải bằng bữa cơm Mai Hoa San (Tổng Thống Tưởng Kiến Quốc đề xướng khuyên mọi người nên tiết kiệm). Ngày nay học Phật nếu như dụng tâm bất chánh mà tu học, thì sẽ không thành tựu, cuối cùng thì cũng thụ hưởng bốn món một canh (tài, sắc, danh, thực, thùy) không đúng như pháp, thật là đáng sợ.
Trên sự thì có đến đi sanh diệt, bản thể thì bất động, chúng sanh si mê vọng đem chân như làm thành chín pháp giới, vì vậy luân hồi chẳng dứt.
Luân là vòng tròn, cái chu vi vòng tròn chuyển động mà tâm chẳng động, đây là đại biểu động tịnh nhất như, tánh tướng không hai. Phật đà thuyết pháp đều là tùy duyên nói, khế hợp căn cơ mà thuyết, Kinh Lăng Nghiêm nói: Bất Động Tùy Duyên. Vì vậy trong kinh hình dung Phật thuyết pháp là pháp Luân Thường Chuyển, đó nghĩa là Phật tâm không động, Pháp Luân Thường Chuyển.
Tâm và tâm sở, tâm là bát thức tâm vương, tâm sở là y tha khởi tánh.
Cùng đối đãi với pháp tâm sở là sắc pháp, (ngũ căn và lục trần), sắc pháp là y tha khởi tánh, tên câu văn là biến kế sở chấp tánh.
Từ sơ phát tâm đến Đẳng Giác Bồ Tát, đều lấy tâm chân như để liễu giải chân thật nghĩa của Phật pháp, nếu không thì làm sao thành Phật.
Diệu chân như tánh, mọi người đều có đầy đủ, bởi vì vô minh che đậy, cho nên chẳng hiện, nếu như có thể buông bỏ vạn duyên, nhất tâm niệm Phật, công phu thành phiến, thì sau đó ánh sáng trí huệ mới có thể chiếu phá vô minh, chân tánh tự nhiên hiển lộ.
Chúng ta mọi người đều có đầy đủ bát thức tâm vương, Phật pháp nói: Chuyển Thức Thành Trí, cái điểm này nói khó thì không khó, nói dễ thì không dễ. Chúng ta đều đã biết học Phật thì không phân biệt, không chấp trước, không động niệm, nhìn thấu buông xả, cái điểm này phải từ trên tám thức mà nói; phần trước năm thức chỉ có tác dụng liễu biệt, thức thứ sáu thì hoàn toàn là vọng tưởng phân biệt, thức thứ bảy là chấp trước (ngã chấp) (pháp chấp) hoàn toàn là tác dụng của thức thứ bảy. Có thể nhìn thấu thì chuyển thức thứ sáu thành Diệu Quan Sát Trí; Có thể buông xả thì chuyển thức thứ bảy thành Bình Đẳng Tánh Trí. Bởi thức thứ sáu và bảy là tu nhân, thức thứ tám là không tính thiện ác, chỉ có tác dụng thâu vào chứa nhóm. Sau khi thức thứ sáu và bảy hai thức này từ trên nhân chuyển qua, thì thức thứ tám chuyển thành Đại Viên Cảnh Trí, cũng là tu quả.
Buông bỏ: khổ, lạc, ưu, hỷ, xả, thì mới được đại tự tại, người còn mê thì vĩnh viễn còn trong ba đường thiện và ba đường ác, ở trong lục đạo lúc nhoi lên lúc chìm xuống.
Phật nói: Tất cả chúng sanh đều có đức tướng trí huệ như lai, chỉ vì mê hoặc quá nặng, không thể thành Phật. Thật ra mê hoặc có thể thành một vị mê hoặc Phật, tâm địa thanh tịnh thì có thể thành một vị thanh tịnh Phật, một câu A Di Đà Phật có thể thành một vị Vô Lượng Thọ Phật.
Kinh Di Đà nghĩa lý thâm sâu, tu pháp môn tịnh độ trước tiên phải hiểu rõ nghĩa lý, niệm Phật thì mới được đắc lực. Nếu như có thể Lão Thật Niệm Phật, không đổi đề mục khác thì được đại lợi ích.
Vô ngại; là nói tâm cảnh lý sự, tâm là bát thức tâm vương, cảnh và sự là tùy theo tướng, lý quy về tánh đều quán thông với nhau. Nhất tâm vốn có đầy đủ hai môn chân như và sanh diệt, chân như có thể tùy sanh diệt, lý không ngại sự, vì vậy nói sanh diệt tức là chân như, lý và sự vốn viên dung.
Thánh nhân vốn vô ngã, vì sao trong tất cả kinh xưng là ngã? Trí Luận nói có ba: Một là tùy thuận thế tục. Hai là phá trừ tà kiến. Ba là không chấp trước vô ngã, pháp thân là chân ngã, do vậy mà xưng là ngã.
Tri Thức; thấy hình là Tri, thấy tâm là Thức.
A La Hán có ba ý nghĩa: Ứng Cúng, Sát Tặc, Phá Ác. Ứng Cúng là phạm hạnh đã lập, siêu thoát tam giới, chứng đắc tứ quả, nên nhận lấy sự cúng dường của trời người, là chân thật thanh tịnh phước điền, vì vậy xưng là Ứng Cúng.
Học Phật trước tiên phải tự độ, sau đó mới độ người, chỉ thấy người khác có lỗi lầm, mà không thấy chính mình có sai quấy. Người thế tục nói: Tu kỷ nhi bất trách nhân, người không học Phật còn được như thế, huống chi là người có tu học.
Phật tưởng nhớ chúng sanh, chúng sanh tưởng nhớ Phật, tâm Phật tức tâm chúng sanh, tâm chúng sanh tức tâm Phật, một câu A Di Đà Phật, bao gồm tất cả mười phương chư Phật, tất cả chúng sanh đều là Phật vị lai, duy tâm tịnh độ, tự tánh Di Đà, tâm Phật chúng sanh ba không khác biệt. Chúng sanh có cái tâm thành Phật cùng tâm Phật tương ưng. Kinh nói: Phật Phật Đạo Đồng.
Có thể đạt đến cảnh giới vắng lặng, trong tâm đã xả bỏ được sạch sẽ, đây là cảnh giới chứng được nhất tâm bất loạn.
Thế gian và xuất thế gian, không một pháp nào là không phải Phật pháp, thuộc về thiện tức là Phật pháp, thuộc về ác tức là Ma pháp.
Đại trí của năng chứng cùng cảnh giới sở chứng, đều khởi từ tâm đại bi.
Người thế gian cố gắng phấn đấu làm công việc, đại đa số chỉ vì danh lợi, nếu không có danh lợi, thì tâm tiến thủ của người thế gian cũng giảm ít.
Tự tánh của con người bình đẳng không hai; Trí huệ của con người thì có khác biệt, nguyên nhân là phiền não nhẹ hay nặng, còn như giàu nghèo sang hèn là quả báo do đời trước tu được.
Như Lai là các pháp như nghĩa, Như là tự tánh bất động, tự tánh vốn không đến không đi, mà người phàm phu cho là có đến có đi, vạn pháp đều như vậy.
Vô tướng là hàng nhị thừa chứng được cái lý biên không; Vô bất tướng là cái lý chấp có của phàm ước phu. Thật tướng, vô tướng vô bất tướng, chẳng không chẳng có, chẳng phải không chẳng phải có, không hữu nhất như, không chấp hai bên, chứng được đệ nhất nghĩa, Thiền tông nói: Lìa ngôn thuyết văn tự tướng, tức là thật tướng, thật tức là không vọng, vọng tức là không thật, lìa tướng hư vọng, tức gọi là thật tướng.
Từ tướng hiển lý, từ lý hiện tướng, rời tất cả tướng tức tất cả pháp, từ lý thành sự, do sự hiển lý, sự lý viên dung.
Lục căn tiếp xúc lục trần không khởi tâm động niệm, sao lại còn phải tu định.
Một câu A Di Đà Phật, câu trước vừa qua, câu sau kế tiếp, còn phải tu thêm pháp gì cao tột.
Biết chữ cũng tốt, không biết cũng tốt, có thể tin sâu không hoài nghi tịnh độ, đều là thượng căn lợi trí.
Trang nghiêm; trang trọng nghiêm kính gọi là trang nghiêm, trong trang trọng bao gồm cả từ bi, trong nghiêm kính có cả ôn hòa, nếu không thì có thể khiến cho mọi người đều hoảng sợ bỏ chạy.
Thanh tịnh; không lẫn lộn là thanh, không nhiễm ô là tịnh, trong nước sạch cần phải có hoa cỏ, dưới đáy nước cần phải cát đá, nếu không thì ngay cả cá cũng không có, vì vậy nói thanh tịnh đem lại sự yên tịnh tốt đẹp.
Bình đẳng; từ bản tánh mà nói, mọi người đều bình đẳng, Phật nói tất cả chúng sanh đều có như lai đức tướng, bởi mê mất cái tâm năng tri năng giác và ý niệm sở tri sở giác, phải khôi phục lại tự tánh bản thể của bản tri bản giác, thì mới bình đẳng.
Một niệm không giác thì sanh vô minh! Niệm niệm giác ngộ không phải là sớm đã thành Phật rồi sao?
Pháp luân như bánh xe, cần phải thường chuyển động, Phật pháp cần phải thường thường hoằng dương, phải tùy thời tùy nơi hoằng dương. Đây gọi là ứng cơ thuyết pháp, bởi vì Phật pháp không phải là pháp tắc chết.
Tam giới như nhà lửa, rất cần phải có nước thanh lương để tẩy rửa, nước này không cần tìm bên ngoài, tự tánh có đầy đủ, chúng ta không thể quên đi, tự mình thanh lương cùng người thanh lương tức là đại Bồ Tát.
Kinh Kiết Hung nói: Kiếp này súc sanh ăn cỏ uống nước suối, đều do kiếp trước lúc làm người tàn bạo vô đạo, sát hại tổn thương súc sanh cho nên phải chịu quả báo, ngày nay chúng ta được làm người cần phải cẩn thận không? Tục ngữ nói: Muốn biết thân quá khứ, là đời này chịu thọ, muốn biết quả đời sau, là đời này tạo ra.
Đề Kinh (Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh), Vô Lượng Thọ là Phật bảo, Đại Thừa Trang Nghiêm là Pháp bảo, Thanh Tịnh không nhiễm là Tăng bảo, Bình Đẳng Giác là nói hữu tình và vô tình đồng viên chủng trí.
Đàn Kinh nói: Một niệm trí tức bát nhã sanh, một niệm ngu tức bát nhã dức, người thế gian ngu mê, thường tự nói ta tu bát nhã, niệm niệm thuyết không, mà không biết chân không, bát nhã vô tướng vô bất tướng, bát nhã không biết không chỗ nào không biết.
Trí Luận nói: Phật pháp như biển lớn, chỉ tin mới được vào, tin là sự thật như vầy. Hai chữ Như Thị (như vầy) là nghĩa tín thuận, hai chữ như thị rất nhiều nghĩa để giải thích, tổng kết một câu pháp là như vầy, vạn pháp vốn là như vầy. Tâm Kinh nói: …bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm…tức là nghĩa lý vốn như vầy.
Nhất chân pháp giới và thập pháp giới có phân biệt như thế nào? Một niệm giác ngộ tức là nhất chân pháp giới, nhất chân tất cả đều chân, một niệm mê hoặc tức thì có phân biệt thập pháp giới. Cho nên nói, một niệm của Phật đầy đủ thập pháp giới, một niệm của chúng sanh cũng đầy đủ thập pháp giới.
Lấy vàng để làm tượng, nếu làm thành tượng Phật, thì chúng sanh đối với Ngài rất cung kính; nếu làm thành tượng Ma, thì mọi người đều chán ghét, vì không biết bản thể của tượng Phật và tượng Ma đều là hoàng kim, là Phật hay là Ma đều trong một tâm niệm.
Thế giới ngày nay, thật sự có thể gọi là ngũ trược ác thế.
Phật Thất --- thường nói Đã Phật Thất, làm thế nào Đã Phật Thất cho đúng pháp, tức là niệm Phật bảy ngày trong một thời hạn. Có thể niệm một cái Thất, hai cái Thất, ba cái Thất, cho đến bảy cái Phật Thất. Đã là trợ từ, cái nghĩa thật của nó là Khắc Kỳ Cầu Chứng. (trong lúc Đã Phật Thất phải thật tinh tấn niệm Phật cầu chứng đắc)
Niệm Phật nhất định phải buông xả vạn duyên, nhất tâm thanh tịnh xưng niệm Phật hiệu, thì mới được đắc lực.
Trong hàng tiểu thừa có tánh lợi căn, có thể từ tứ thiền thiên vượt ra khỏi tam giới, không cần phải lên tứ không thiên.
Thuyết tất cả pháp đều từ duyên sanh, là để phá trừ cái thuyết tự nhiên của ngoại đạo; thuyết tất cả pháp đều là duy thức sử hiện, là để phá trừ tâm ngoài có pháp của tiểu thừa; thuyết tất cả pháp đều là Như Lai Tạng, là để phá trừ không hiểu tâm cảnh đều không của quyền giáo. Đây là giáo nghĩa của Tông Hiền Thủ, tam chuyển tam phá.
Tục ngữ nói: Để sanh tử ở phía ngoài, chữ độ nếu quả thật được như vậy, thì niệm Phật liễu sanh tử không khó khăn.
Trí thuộc vận chuyển, Huệ thuộc hành động, tự tánh thường định là ý nghĩa ăn cơm, tự tánh thường huệ là ý nghĩa kinh hành.
Lên trời cũng tốt, thành Phật cũng tốt, trước tiên phải tu ngũ giới thập thiện, phá trừ tam độc, phải tu từ chân tâm mà ra, không phải tu trên miệng nói, thì mới có lợi ích, cần phải hiểu thêm một bước, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã, thì mới có thể nhìn thấu buông bỏ.
Vãng sanh tây phương tịnh độ được vô lượng thọ, năng chứng đắc vô lượng thọ, đương nhiên vĩnh viễn không thối chuyển. Theo ý nguyện của mình trở lại thế gian phổ độ chúng sanh, Phật pháp nói: Đão Giá Từ Hàng. (cởi thuyền từ bi trở về)
Chư pháp thật tướng, tất cả pháp đều có tướng chân thật, tức là Không Tướng; tất cả pháp thế gian đều thuộc tướng sanh diệt, tức là Duyên Sanh Pháp. Tất cả pháp vốn là như vầy (như thị), là vì chúng sanh bị mê hoặc điên đảo, vọng tưởng phân biệt, đem cái pháp vốn có thanh tịnh như vầy biến thành pháp nhiễm ô.
Bản tánh vốn là thanh tịnh, không có tơ hào phiền não, nay có phiền não các khổ, hoàn toàn là do tâm thức gây ra.
Đạt Ma Tổ Sư đến đông độ truyền pháp, thiền tông có tất cả sáu đời tổ sư, đến Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư về sau thì chia thành năm phái. Từ Sơ Tổ Đạt Ma Tổ Sư, đời thứ hai Huệ Khả, tam tổ Tăng Xáng, tứ tổ Đạo Tín, ngũ tổ Hoằng Nhẫn, lục tổ Huệ Năng. Từ đây về sau phân thành Bắc Thiền Thần Tú, Nam Thiền Huệ Năng.
Đức Phật xuất thế di bảy bước, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất, cái ý là nói Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn, thật là bất khả tư nghì. Đứa trẻ sơ sanh trong thế gian, chỉ biết kêu khổ oa! oa!... Kiếp này đã xong, nếu như kiếp sau sanh trong nhân đạo, tôi nhất định học Phật đi bảy bước.
Đầy đủ tín hạnh nguyện tam tư lương, mang nghiệp vãng sanh vào phàm thánh đồng cư độ, tôi đã chuẩn bị đầy đủ; kiến tư phiền não chưa phá, phương tiện hữu dư độ tôi không có phần; phá một phần trần sa vô minh chứng một phần pháp thân, tôi cũng không có phần, còn nói chi đến thường tịch quang độ? Được sanh tây phương, siêu việt tam giới, cũng giống như ngồi trên xe chạy thẳng ngang qua dục giới, sắc giới, vô sắc giới, được sanh vào nhất độ, thì tứ độ đều sanh, không chút nghi vấn. Nếu nhất độ đi cũng không thành, thì chỉ hồ đồ đi vào lục đạo! Vậy thì sự khổ vĩnh viễn không dứt.
Mười phương ba đời chư Phật, cùng đồng một pháp thân, tôi cũng không ngoài lệ, cùng Phật đồng một pháp thân.
Lục Tổ học Phật là vì muốn thành Phật, chúng ta sao lại từng chẳng phải? Hay là chỉ vì cầu danh văn lợi dưỡng?
Muốn vãng sanh tây phương, đừng quên mang theo tư lương---Tín, Nguyện, Hạnh, nếu như tư lương không đủ, quyết đi không thành.
Đức Phật nói: Tất cả chúng sanh đều có như lai đức tướng, tất cả chúng sanh đều là vị lai Phật. Sâu mọt cũng là một trong chúng sanh, nó có thể thành Phật hay chăng? nếu có thể thành Phật, tức nó không còn đục khoét kinh tạng.
Tụng niệm Kinh Địa Tạng không những không xuống địa ngục, vả lại có thể sanh tịnh độ, chỉ cần phát nguyện niệm Phật, Phật quyết không bỏ một chúng sanh nào.
Bên trong có tam độc phiền não, bên ngoài có ngũ dục lục trần mê hoặc, nội ứng ngoại hợp, thì không thể thu dọn.
Cung kính lễ bái, ở tại chỗ nhất tâm, mà không phải là bái ba ngàn lạy, bái mười ngàn lạy, lạy tới lạy lui, không khai ngộ vẫn là một người ngu si phàm phu sanh tử.
Phật chế nghỉ dưới gốc cây một đêm, ngày ăn một bữa, ngày nay hành không thông, bởi vì thời đại khoa học, chỗ nào có thể hoằng pháp, nơi nào là chỗ tu hành tức là được. Không cần xây dựng đạo tràng lớn, thậm chí còn có pháp sư xây dựng bảo sát vô cùng kiên cố huy hoàng.
Ngũ dục là năm gốc rễ của địa ngục, bốn chúng đệ tử không thể không chú ý.
Nền tảng của Phật pháp, là hiếu dưỡng cha mẹ tôn kính sư trưởng, mãi đến rộng lớn vô duyên đại từ tức là đại hiếu, cư xử với tất cả chúng sanh đều như vậy.
Nếu muốn được quả báo tốt, nhất định phải có nghiệp nhân tốt. Đã có quả báo tốt, còn phải vun trồng thêm phước đức, nếu không thì trong nháy mắt phước báo tiêu mất.
Ngài Di Lặc Bồ Tát, nở mặt tươi cười, cái bụng to lớn, miệng thường vui cười; bụng lớn có thể dung nạp, dung nạp sự việc mà người không thể dung nạp.
Người thế gian học Phật, phân nửa mục đích là cầu thọ, cầu tài, cầu làm quan, cầu ngũ dục không thiếu, kết quả là đổi được một cái nghiệp ba đời oan trái, đi đến ác đạo để thọ báo.
Người thế gian kêu khổ, nhưng không biết khổ từ đâu đến, con người đối với hoàn cảnh sinh sống phải hiểu rõ, nếu như mê hoặc tức còn có khổ, đi cầu thần minh giúp đở thì mê lại càng thêm ngu. Vì vậy Phật dạy chúng sanh phá mê khai ngộ, chân thật được khai ngộ, thì mới lìa khổ được vui. Phật dạy không có tơ hào mê tín. Phật thuyết pháp 49 năm, là muốn đem thật tướng của vũ trụ nhân sanh, chỉ dạy cho chúng ta nhận thức rõ ràng. Phiền não của tất cả chúng sanh đều do tự tâm sanh khởi, cũng không phải ngoài đến, sai lầm là sai ở chỗ chúng sanh nhận lầm cái thân hiện tiền tứ đại ngũ uẩn là của chính mình, đây là sai lầm rất lớn.
Cái không gian sinh hoạt thật sự của chúng ta là tận hư không, biến pháp giới, không phải chỉ nhỏ hẹp trong một gia đình hay một xã hội, hoặc một địa cầu thế giới. Chúng ta muốn vãng sanh tây phương cực lạc thế giới, chỉ cần chúng ta chịu cầu vãng sanh, nhất định được đi, vì vậy chúng ta học Phật nhất định phải mở rộng tâm lượng, trước tiên phải trừ bỏ phân biệt, chấp trước, phiền não. Phật pháp nói: Tam Bao Thái Hư, Lượng Chu Sa Giới. Quả thật được như thế, thì không gian sinh hoạt của chúng ta lớn biết bao nhiêu!
Thông thường nói nhân quả, thật ra phải có đầy đủ bốn thứ duyên---thân nhân duyên, sở duyên duyên, vô giác duyên, tăng thượng duyên. Vì vậy tất cả pháp gọi là pháp Duyên Sanh.
Tông môn, là đơn chỉ thiền tông, ngoài ra đều thuộc Giáo hạ. Giáo hạ thì y theo kinh điển văn tự, Tông môn là trực chỉ tâm tánh, phải là thượng căn lợi trí, thì mới có thể một bước đăng thiên. Tông môn tuy nói không lập văn tự, thật ra văn tự của Thiền tông còn nhiều hơn so với những tông khác.
Tu học Phật pháp, trước tiên phải làm đến tâm chân thành ý cung kính.
Phật pháp là hướng nội cầu, không phải hướng ngoại cầu. Phật nói: Vạn Pháp Duy Tâm, hướng ngoại cầu thì gọi là ngoại đạo. Học Phật phải cầu chánh pháp, là vô cùng quan trọng.
Chỉ biết đọc tụng kinh điển mà không y theo tu hành, giải hành không thể cùng chung, thì phụ lời Phật dạy.
Phật nói: Tất cả chúng sanh đều có như lai đức tướng, tất cả chúng sanh đều là vị lai Phật.
Phật pháp truyền qua trung quốc đến nay cũng có hơn 2000 năm, xã hội ngày nay, hình thức Phật pháp ít nhất có năm loại:
---Phật pháp tùy thuận tôn giáo thông thường cũng biến thành tôn giáo, thật khiến người phải tiếc thương.
---Âu Dương Cánh Vô Tiên Sinh nói: Phật pháp chẳng phải tôn giáo chẳng phải triết học. Thông thường tôn giáo đều có một vị thần tối cao vô thượng, Phật chẳng phải thần, Bồ Tát cũng không phải thần. Phật pháo là pháp bình đẳng, Phật giáo chẳng phải tôn giáo trong khái niệm của một nhóm người. Vào thời đại Tùy Đường bên trung quốc, Phật pháp vô cùng hưng thịnh, có những vị pháp sư rất thông minh, biên soạn một phần trong kinh giáo để tu học. Phật pháp có mười đại tông: Tiểu thừa có hai tông (Thành Thật Tông, Câu Xá Tông) ngày nay đã không còn; Đại thừa có tám đại tông, hiện nay Tam Luận Tông, Duy Thức Tông, Thiên Thai Tông, cũng ít thấy. Còn lại thì chỉ có Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Mật Tông.
Ngày nay in kinh, so với ngày xưa công đức ghi chép kinh, không biết ai được công đức lớn ai được công đức nhỏ, lấy Phật pháp mà nói, nhất định là công đức bằng nhau.
Lục Tổ khai ngộ là từ Kinh Kim Cang, đến ngày nay không người nào mà không biết Kinh Kim Cang. Ngày nay Thiền Tông dần dần suy kém, bởi vì người ngày nay quá nhiều phiền não, người thượng căn quá ít, tu Tịnh Độ Tông dễ thành Phật, giống như đi thang máy, rất trực tiếp dễ dàng đi thẳng lên trên. Ngài Thiên Thân Bồ Tát làm Vãng Sanh Luận, tuy rằng văn tự không nhiều, nói rất rõ ràng tường tận, rất được để cho chúng ta nghiên cứu học tập.
Trong ngũ kinh tu học dễ nhất, vả lại có thể tăng trưởng tín tâm, nguyện tâm, đó là Kinh Vô Thượng Thọ, nếu không, tùy ý muốn chọn một bộ kinh nào, một môn thâm nhập đều có thể được.
Bên trong tam giới tu nhân Phật, ở trong tam giới nhất định thành Phật.
Kinh Vô Lượng Thọ là trung bản Hoa Nghiêm, Kinh A Di Đà là tiểu bản Hoa Nghiêm, Ấn Quang Đại Sư đem Viên Thông Chương thêm vào phần sau của tứ kinh, cộng chung là ngũ kinh. Cái đạo lý của Viên Thông Chương thâm sâu vi diệu. Là cương yếu của Bát Nhã Tâm Kinh, mà Viên Thông Chương là Tâm Kinh của Tịnh Độ Tông.
Bởi vì xuất gia là đệ nhất, tại gia là đệ nhị, vì vậy lão cư sĩ Hạ Liên Cư gặp chướng ngại trùng trùng; Bởi vì Lục Tổ chưa xuất gia mà nhận y bát, vì vậy cũng có rất nhiều trở ngại.
Ngay trước mắt chúng ta phải nhận thức chánh pháp, nếu như xem Phật Bồ Tát như là thần minh, tức là tôn giáo rồi, thì sai lệch cái ý nghĩa chân thật của Phật dạy.
Ý nghĩa tôn thờ tượng Phật là kỷ niệm, lại có ý nghĩa là thấy bậc thánh hiền tự nghĩ mình ngang hàng với các ngài. Chẳng nên xem Phật như là thần minh vạn năng, Phật và chúng ta là quan hệ thầy trò.
Chính trị, chính là người thật thà có học vấn có đức hạnh, có thể vì đại chúng làm việc, là người có thể sửa trị việc nước, thì gọi là chính trị. Phật Thích Ca và Khổng Lão Phu Tử đều có thể làm được, nhưng không chọn theo chính trị làm mà lấy giáo dục để giáo hóa, chúng ta phải y theo mà học tập.
Bản ý của Phật giáo, sự giáo hóa của Phật là giáo dục. Bồ Tát là học trò của Phật, chúng ta cũng là học trò của Phật, điểm này phải hiểu rõ. Hiện nay có nhiều tà giáo của Phật giáo đang làm mê hoặc chúng sanh, điểm này chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng.
Người có nghiệp chướng sâu nặng, gặp được pháp môn niệm Phật mà không thể sanh tâm vui mừng, nếu nhất tâm nhất ý niệm Phật, thì nghiệp chướng mỗi ngày được tiêu trừ, tâm vui mừng tự nhiên nảy sanh.
Sáu phương Phật trong Kinh Di Đà cùng mười phương Phật là đồng nhau, chỉ là lược bỏ tứ duy.
Kinh Vô Lượng Thọ có thể trị được cái bệnh hiện tại của tất cả chúng sanh, là bởi vì kinh này cùng với chúng sanh đời mạc pháp rất khế hợp, vì kinh này tam căn phổ bị, lợi độn toàn thâu. Những tông khác phần nhiều phải có căn cơ viên đốn, như thiền tông cần có thượng căn lợi trí mới tiếp nhận được, đối với kinh này phải nghe nhiều đọc nhiều, thì mới được nhiều lợi ích.
Kinh nói; Tâm này là Phật, tâm này là Phật. chỉ cần cái tâm của ta là tâm Phật, tự nhiên cái tâm này tức là Phật.
Mười phương ba đời chư Phật, tức là một vị Phật.
Trong thời đại hiện nay, Đức Thế Tôn vì chúng sanh thuyết Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán vô Lượng, Kinh A Di Đà, thật đúng hợp với căn cơ chúng sanh. Trong Hạnh Phổ Hiền đã nói rõ, chỉ có pháp môn tịnh độ mới là cứu cánh thù thắng nhất, mà Kinh Vô Lượng Thọ là khái yếu của Tịnh Độ. Kinh Quán Vô Lượng, Phật dạy chúng ta quán tưởng, quán tướng, trì danh niệm Phật, trọng yếu nhất là trì danh niệm Phật. Vì vậy Kinh Di Đà lấy lợi độn toàn thâu, tam căn phổ bị để cứu độ chúng sanh. Một câu Phật hiệu được sanh tây phương tịnh độ, vả lại do công phu sâu cạn được sanh vào tứ độ vĩnh viễn không thối chuyển.
Có người nói đã thất, là bảy ngày niệm Phật, đoạn trừ thức thứ bảy, nhưng không biết phương pháp đoạn trừ như thế nào?
Phật pháp có nhiều pháp môn, trong thời kỳ mạc pháp có thể khế hợp với căn cơ chúng sanh là pháp môn niệm Phật. Phật tại bất cứ trong bộ kinh điển nào, đều khuyên chúng sanh nên khởi lòng tin, tin tưởng kinh Phật, phải phát tâm đại nguyện, phải thật sự tu hành. Nhất là đối với kinh điển tịnh độ, càng nên khéo dạy không mệt. Người có lòng tin, phải thật sự tin tưởng có tây phương tịnh độ; nguyện lực bao trùm khắp pháp giới, tu hạnh Phổ Hiền, viên mãn thành chánh quả, tự giác giác tha, thường chuyển vi diệu pháp luân.
Hạnh Phổ Hiển, trong tâm của Bồ Tát không có vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, vì vậy tâm mới thanh tịnh, đối xử vớí tất cả chúng sanh có tâm bình đẳng.
Năm mươi hai giai cấp là của Bồ Tát tu hành. Từ Thập Tín đến Diệu Giác, một câu A Di Đà Phật, tức thành chánh quả.
Tây phương cực lạc thế giới, gương mặt người người đều giống nhau, mỗi người có cái nghiệp nhân, mỗi mỗi có cáo quả báo, Phật A Di Đà thương xót chúng sanh, khi chúng sanh xả bỏ báo thân này vãng sanh tây phương cực lạc thế giới, được cái báo thân tất cả đều bình đẳng, thật không thể nghĩ bàn.
Ngài Đại Thế Chi Bồ Tát tại Trong Kinh Lăng Nghiêm nói ra đại đạo lý là Đều Nhiếp Sáu Căn, Tịnh Niệm Kế Tiếp, Vào Tam Ma Địa, Đó Là Đệ Nhất. Đây là Phật hỏi Đại Thế Chí Bồ Tát làm thế nào được thông đạt viên mãn, pháp môn cứu độ chúng sanh.
Tứ đại Bồ Tát, tứ đại danh sơn---Địa Tạng, Quan Âm, Phổ Hiền, Văn Thù, tứ đại đạo tràng, tất cả đều để trong chân tâm của chúng ta, so với triều sơn còn thù thắng hơn. (Triều Sơn là lên núi lễ lạy chư Bồ Tát)
Viên Thông Chương nói: Đều Nhiếp Lục Căn, Tịnh Niệm Kế Tiếp, là hoàn toàn cùng với tịnh độ tương ưng.
Trong Kinh Di Đà nói hoa sen có bốn màu sắc, là đại biểu bốn thứ tịnh đức Thường Lạc Ngã Tịnh, thật ra hoa sen có vô lượng màu sắc. Hoa sen mọc từ bùn nhơ mà không nhiễm ô, là thí dụ không nhiễm trước lục đạo tứ thánh, đại biểu cho nhất chân pháp giới, nhân quả đồng thời.
Phương đông Trì Quốc Thiên Vương, Trì Quốc là thật sự giữ trách nhiệm. Phương nam Tăng Trưởng Thiên Vương, Tăng Trưởng là tiến bộ, ngày nay đổi mới. Phương tây Quảng Mục Thiên Vương, Phương bắc Đa văn Thiên Vương, là học rộng nghe nhiều.
Thầy Lý ở Đài Trung nói: Có pháp môn tốt như vậy, mà có người không chịu niệm Phật cầu vãng sanh, thật là ngu si điên cuồng.
Có tính tâm thanh tịnh, thì mới có nguyện tâm thanh tịnh, thì sẽ có tịnh hạnh chân chánh, sau đó mới có thể thành Phật thanh tịnh trang nghiêm, viên thành Phật tánh. Viên Thành Thật Tướng, Viên Thành Bồ Đề.
Tây phương thế giới không những không có lục đạo, nhị thừa cũng không có, quyền giáo Bồ Tát cũng không có, tất cả đều là đại thừa viên giáo Phổ Hiền Bồ Tát.
Tịnh Tông là đại thừa Phật pháp, nhất định phải lấy tam phước làm nền tảng tu học --- hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, tâm từ không sát v.v… mười một điều, đây là tiêu chuẩn của thiện nam tử, thiện nữ nhân, tu theo đại thừa nhất định phải tuân thủ.
Tất cả kinh điển đều là quyến thuộc của Hoa Nghiêm, Kinh Vô Lượng Thọ là nơi trở về của Hoa Nghiêm. Hoa Nghiêm là kinh trung chi vương, Kinh Vô Lượng Thọ là vương trung chi vương. Kinh Vô Lượng Thọ là trung bản Hoa Nghiêm, Kinh Di Đà là tiểu bản Hoa Nghiêm.
Tịnh độ ngũ kinh, lần thứ nhất hộp tập là Vương Long Thơ hộp tập. Ngày xưa muốn mong cầu một cuốn kinh rất khó khăn, ngày nay kinh điển chất đầy như núi.
Giới Định Tuệ là tánh đức, sở niệm Phật hiệu là bản giác, cái tâm năng niệm là thỉ giác.
Bát địa Bồ Tát mới có thể thấy được cái niệm vi tế, muốn vãng sanh nhất định tâm địa phải thanh tịnh thì mới được vãng sanh. Chân ngữ là lời nói thật, thật ngữ là lời nói chân thật, như ngữ là lời nói như thật tướng. Trong 48 nguyện của Phật A Di Đà quyết không có một câu vọng ngữ, mỗi một nguyện đều cùng với chân tâm chân tướng tương ưng.
Một niệm không sanh gọi là Thành, tâm chân thành không có vọng tưởng, tạp niệm, mới là đạo Bồ Đề, mới là chân Bồ Tát.
Tây phương cực lạc thế giới mưa xuống đều là rải xuống hoa Mạn Đà La, ở ta bà thế giới này mưa xuống đều là nước mưa không sạch. Hiện nay càng ghê gớm hơn, trời mưa xuống đều là mưa chua, nếu như rơi trúng trên đầu, thì sẽ rụng tóc, đây là Duy Tâm Sở Biến hay là Duy Thức Sở Hiện?
Bởi vì trong Tâm Kinh nói: Vô nhãn nhĩ tỷ thiện thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, hai câu kinh văn này tôi đã hiểu rõ --- Không có lục căn thì làm sao có lục trần chứ?
Thiền: bên ngoài không chấp trước tướng, trong tâm không động niệm, thân động tâm không động.
Ưng Vô Sở Trụ là lìa tướng, Nhi Sanh Kỳ Tâm là tức tướng.
Nhiều người hỏi nghiệp chướng hiện tiền thì phải làm sao đây? Đây là việc rất đơn giản, một câu thánh hiệu A Di Đà Phật, tất cả đều được giải quyết.
Lúc Đức Phật còn trụ thế, Phật chỉ thuyết pháp hay là khai thị, nhiều người đều được khai ngộ; Hiện nay tại sao người nghe kinh, tụng kinh mà chẳng được khai ngộ, vả lại nghiệp chướng thường hiện tiền, đây là do nguyên nhân gì? Nếu như có thể đem nghiệp chướng bỏ đi, tôi nghĩ rằng nhất định được khai ngộ.
Vạn Pháp Quy Nguyên Vô Nhị Lộ. (tất cả các pháp trở về nguồn không có hai đường)
Có người trong miệng niệm A Di Đà Phật, tay thì cầm dao giết gà, lại mong muốn vãng sanh tây phương, thật không thể được.
Phật pháp ngày nay tuy rằng không người thuyết, nếu không có trí huệ mà thuyết thì giảng giải không đúng, khiến cho người hiểu lầm.
Ngày xưa đem pháp đại thừa tỷ như xe trâu trắng lớn, tiểu thứa tỷ như xe hươu, xe dê, hiện nay nên đem pháp đại thừa tỷ như xe lửa, tiểu thừa tỷ như xe nhỏ chở hàng, không biết như vậy có được chăng?
Kinh Lăng Nghiêm nói: Tâm điên cuồng chưa hết, hết tức thì giác ngộ.
Phật nói tất cả đều là lời chân thật, chúng ta chẳng nên hoài nghi.
Pháp và phi pháp, có thể nói dù làm đúng hết đều nên xả bỏ, huống chi làm khôngđúng, càng nên xả bỏ.
Đời người ngắn ngủi tạm bợ, giống như ngủ một giấc mộng, lại như cái bọt bóng trong nước, lại như ban đêm hoa thấm giọt sương, mặt trời lố dạng tức liền khô; lại như điện chớp trời mưa giữa không trung, một chớp nhoáng tức liền qua, đời người vô cùng ngắn ngủi tạm bợ.
Sống chết có mạng, giàu sang tại trời.
Một niệm tâm sân khởi, trăm vạn cửa chướng mở.
Tự khen mình chê bai người khác, cũng giống như Lão Vương bán dưa, tự bán tự khoe.
Bởi vì chúng sanh có phân biệt chấp trước, thì có thật pháp giới. Nếu như mỗi một người tâm địa đều thanh tịnh, vậy thì chỉ có nhất chân pháp giới; thập pháp giới, nhất chân pháp giới, là hai mặt của một thể.
Địa ngục âm u mù mịt, cảnh giới địa ngục cũng là duy thức sở hiện.
Đệ tử Trạng Nguyên, không hẳn xuất xứ từ thầy Trạng Nguyên.
Tu học không nên xen tạp, nếu như xen tạp, thì giống như chão đồ ăn, đều có đủ các thứ mùi vị; Nếu như giảng kinh thì sẽ lẫn lộn không có qui tắc, không có hệ thống.
Niệm Phật pháp môn là pháp môn rất huyền diệu, nếu người phàm phu chúng ta không chuyên tâm mà tu học, thì không đạt được lợi ích, huống chi là lấy cái tâm ngã tri ngã kiến để nghiên cứu thảo luận, như vậy thì càng xa rời tâm Phật, chỉ có nhất tâm niệm Phật thì mới được thọ dụng.
Nguyện đem công đức này
Trang nghiêm Phật tịnh độ
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổ ba đường
Nếu có người thấy nghe
Đều phát tâm Bồ Đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh cõi Cực Lạc
-----------------------------------------------
Nguồn: Chùa Quan Âm, Queensland – Úc Châu
Ấn tống Năm 2003 ( Quý Mùi )
Ban biên tập - đánh máy vi tính: www.thondida.com
Cập nhật: 28/08/2008
Nhận xét
Đăng nhận xét