Kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ_24
Lão Pháp sư Tịnh Không chủ giảng Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ. - Biên tập: PT. Giác Minh Duyên
Thứ tư, “Khẩu hòa vô tranh”
Phật biết những hiểu lầm kết oán của chúng sanh phần lớn đều do lời nói tạo thành, nên gọi là “nói nhiều ắt sai”. Không nên nói quá nhiều, nói nhiều sẽ có sai lầm, dễ dàng dẫn đến nghi hoặc hiểu lầm của người khác, thế là liền kết oán với người. Sau khi kết oán thì oan oan tương báo không hề ngừng dứt. Ngay trong hữu ý vô ý tạo thành chướng nạn trên đạo Bồ Đề. Cho nên người xưa dạy “nói ít một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”, ngay khi chúng ta muốn nói chuyện, lời nói vừa đến cửa miệng thì “A Di Đà Phật”. Cách này rất tuyệt, chân thật làm đến được “khẩu hòa vô tranh”. Một ngày từ sớm đến tối nhìn thấy người hoan hỉ vui vẻ “A Di Đà Phật”. Dù người ta nói chuyện gì, chúng ta đều nói “A Di Đà Phật”, tâm bình khí hòa. Một câu A Di Đà Phật là chân ngôn, ngoài câu A Di Đà Phật, còn lại toàn là vọng ngữ. Đọc kinh cũng không thể, chỉ niệm Phật mới vãng sanh, có thể thành Phật. Đọc kinh vẫn còn có thể khởi vọng tưởng. Vọng tưởng xen tạp ngay trong kinh văn thì kinh đó có đọc cũng không hiệu quả, không có tác dụng.
Người xưa nói “đọc kinh không bằng niệm chú, niệm chú không bằng niệm Phật”, vì sao? Phật hiệu rất đơn giản, vọng tưởng khó mà xen tạp. Đọc kinh càng dài càng dễ xen tạp. Bạn tưởng tượng xem, bạn đọc chú Lăng Nghiêm nhất định có vọng tưởng xen tạp trong đó, vì thời gian quá dài, sức mạnh nhiếp thọ của chúng ta không đủ. Niệm một chú vãng sanh tương đối ngắn, tinh thần tập trung từ đầu đến cuối một biến đại khái không đến nỗi xen tạp. Nhưng nếu bạn đọc một lúc ba mươi biến, hay năm mươi biến, nhất định sẽ có vọng niệm xen tạp trong đó. Phật hiệu thì đơn giản hơn nhiều.
Ngày trước tôi truyền dạy cho mọi người niệm Phật hiệu “Nam mô A Di Đà Phật” sáu chữ, một hơi niệm mười lần. Trong mười câu Phật hiệu không xen tạp vọng niệm nào. Một phút lực nhiếp thọ của chúng ta có thể làm được, nhưng năm phút thì không thể làm được. Cho nên mỗi ngày thời khóa này của bạn phải là một phút mười câu Phật hiệu. Mười câu Phật hiệu này tương ưng với nguyên tắc niệm Phật của Bồ tát Đại Thế Chí, “tịnh niệm tương tục”, tịnh niệm không hoài nghi, không xen tạp; tương tục là mười câu Phật hiệu liên tục. Mỗi ngày niệm ít nhất chín lần, đương nhiên càng nhiều càng tốt. Cứ như thế tạo thành thói quen, chân thật một lòng chuyên niệm, lại có nguyện vọng khẩn thiết cầu sanh tịnh độ thì làm gì không được vãng sanh.
Đừng xem thường một ngày chín niệm, nó chân thật có hiệu quả và thuộc về tịnh niệm liên tục. Cho nên nhất định phải làm được “khẩu hòa vô tranh”. Tất cả pháp thế gian đều là giả, không phải thật, có gì đáng để tranh luận. Người khác tán thán ta là giả, đừng ưa thích; người khác hủy báng ta, nhục mạ ta cũng là giả, hà tất sân hận. Họ mắng người khác, vì sao bạn không tức giận? Vì đó không phải là mắng ta. Mắng người khác bạn không tiếp nhận, nhưng khi họ mắng bạn, bạn lại tiếp nhận, về nhà tức giận bực dọc. Bạn hãy đem chính mình xem thành người khác, họ mắng người khác không liên quan gì với ta, như thế bạn sẽ không tức giận. “Ta” là giả, danh là giả, tướng cũng là giả. Người ta mắng, người ta làm nhục, thực tế mà nói cùng với cái danh này, cái tướng này, gió thổi qua tai không hề liên quan. Đây là chân tướng sự thật. Hiểu rõ chân tướng sự thật, chúng ta lại đi học Phật, hiểu được một chút đạo lý thì khi họ mắng, ta hãy “A Di Đà Phật” cám ơn đã tiêu tai giải nạn. Họ là đại thiện tri thức, đại ân nhân của chúng ta. Mỗi câu của họ đều tiêu tai giải nạn thay ta. Nghiệp chướng của chúng ta sẽ được tiêu hết. Cho nên bạn có thể hoan hỉ tiếp nhận, như như bất động.
Còn nếu bạn khởi tâm sân hận, vậy thì bạn tạo nghiệp chướng. Chỉ ở ngay trong một niệm, khi chuyển đổi lại không những không tạo nghiệp chướng trái lại còn tiêu nghiệp chướng. Phật thật có trí tuệ, ngài dạy chúng ta tuyệt chiêu này. Cho nên đối với tất cả oan gia trái chủ, mỗi ngày chúng ta đem công đức tu tích được hồi hướng cho họ, báo đại ân của họ. Những oan gia trái chủ này ngày ngày giúp ta tiêu nghiệp chướng vô lượng vô biên tích lũy từ vô thỉ kiếp.
Các vị phải biết, người mỗi ngày tán thán bạn, tâng bốc bạn, họ không thể tiêu được nghiệp cho bạn. Tán thán nhiều thì cống cao ngã mạn càng sanh, lại sanh ra nghiệp chướng. Do đó “khẩu hòa vô tranh”, phải biết nên làm thế nào.
Thứ năm, “Ý hòa đồng duyệt”
Chân thật tu học tương ưng như pháp, bạn nhất định được pháp hỉ sung mãn, đời sống của bạn chân thật “lìa khổ được vui”. Các bạn phải ghi nhớ, sự an vui này không phải do được tiền của, cũng không phải được công danh phú quý. Thực ra, an vui và công danh phú quý, tiền của hoàn toàn chẳng có liên quan. Nếu không tin tưởng, bạn có thể hỏi thử những người đạt địa vị rất cao, có nhiều tiền của xem họ có an vui không. Họ không vui, họ không dám đi một mình trên phố vì sợ bị ám sát, cướp giật. Ngày ngày họ đề cao cảnh giác, sống trong lo sợ. Ra cửa phải nhờ vệ sĩ. Bạn nói xem có đáng thương không?, làm sao được như người nghèo không có thứ gì, muốn đi đâu thì đi, rất tự tại, có thể hoan hỉ với bất cứ người nào. Cho nên an vui không có quan hệ gì với những thứ này.
Sự an vui chân thật là pháp lạc. Thông hiểu đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh, đó mới là thật an vui. Khởi tâm động niệm lời nói việc làm đều tương ưng với lý, tương ưng với chân tướng sự thật.
Ý hòa đồng duyệt, mỗi người chúng ta đều y theo phương pháp lý luận cảnh giới của kinh Vô Lượng Thọ mà tu học, đều học tập Phật A Di Đà thì thật an vui. Thế xuất thế gian không có bất cứ thứ an vui nào có thể so sánh được với an vui của người niệm Phật. Tu học bất cứ pháp môn nào cũng không thể sánh được với sự an vui của pháp môn niệm Phật. Nếu bạn nói: “tôi niệm Phật nhiều năm đến nay, niệm rất khổ sở, không có một chút an vui nào, đó là do nguyên nhân gì?” Vì bạn vẫn chưa vào được cửa. Bạn niệm không được tương ưng; ngày ngày đọc kinh, đạo lý trong kinh nói không hiểu, không rõ ràng, không tường tận, không thể đem những đạo lý này dùng ngay trong cuộc sống của chính mình. Có học mà không thể dùng, cái khổ của bạn không lìa khỏi. Nếu như cái bạn đã học thảy đều áp dụng ngay trong cuộc sống thường ngày; từng li từng tí đều có thể tương ưng với cảnh giới phương pháp lý luận của kinh điển thì làm gì có chuyện không an vui. Tây Phương gọi là thế giới cực lạc, hiện tại chúng ta tuy chưa đến, nhưng không khí của thế giới cực lạc chúng ta đã có; an vui của thế giới cực lạc có rồi. Như vậy hiện tại là hoa báo, chứng thật quả báo thù thắng.
Thứ sáu, “Lợi hòa đồng huân”
Điều này rất quan trọng. Phật nói pháp, điều quan trọng nhất là câu thứ nhất và câu sau cùng. Lợi là phước báu cá nhân của chúng ta. “Lợi hòa đồng huân”, tức có phước cùng hưởng. Ta có phước báu phải cùng hưởng với tất cả mọi người. Họ có phước báu thì ta không cần hưởng của họ. Chúng ta chỉ bỏ ra, không hề cầu lấy, tâm của bạn mới thanh tịnh, mới tương ưng. Ta có phước báu cung cấp cho người cùng hưởng, người khác có phước báu ta cũng hưởng, như vậy liền biến thành “có báo có thưởng”, là có qua có lại, thành ra làm ăn buôn bán, vậy là chưa giác ngộ. Người chân thật giác ngộ chỉ có phụng hiến không có cầu lấy, tâm thanh tịnh tự tại.
Xin nói với các vị, nếu chân thật làm được như vậy, phước báu của bạn ngày càng nhiều, vì sao? Đức năng vốn đủ trong tự tánh hiện tiền, chướng ngại trong tự tánh được thanh trừ. Còn ta có một ý niệm muốn hưởng phước người khác, đó là chướng ngại, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Khi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều không còn thì phước đức của tánh hiện tiền. Chúng ta xem thế giới Tây Phương Cực Lạc trong kinh điển, thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật trên kinh Hoa Nghiêm, loại thù thắng trang nghiêm đó không những nhân gian không có mà đại phạm thiên cũng không có.
Các vị nên biết, phước báu này không phải do tu được mà từ trong tự tánh biến hiện ra. Trong tự tánh vốn sẵn đầy đủ, chỉ cần chúng ta nỗ lực làm, lợi hòa đồng tu, tánh đức liền có thể hiện tiền. Giả như vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn chưa đoạn, bạn tu bố thí, tu cúng dường, thì có thể được phước. Bạn có là do tu đức cả đời, đó không phải là phước đức trong tự tánh vốn có. Phước đức của bạn đã tu có thể báo được hết, cũng chính là có thể dùng được hết. Nếu không tiếp tục tu, phước báu dùng hết rồi thì không còn nữa. Việc này chúng ta rất dễ dàng nhìn thấy trong xã hội.
Tài bố thí
Trong kinh luận Phật nói với chúng ta, phước báu của người thế gian, tiền của là do tu tài bố thí mà được. Bạn bố thí càng nhiều thì tiền của mà bạn có được càng nhiều. Ngày nay chúng ta xem thấy trên thế giới, có rất nhiều thương nghiệp quy mô, xí nghiệp to lớn, họ có nhiều tiền của, do đâu mà có? Do đời trước tu được, họ có rất nhiều là do rất nhiều đời tu tích, đến đời này duyên chín muồi, nên phát tài nhiều như vậy, được quả báo thù thắng đến như vậy.
Thế nhưng hưởng phước là một việc phiền não, vừa hưởng phước thì liền hồ đồ, liền bị phước báu mê. Sau khi mê, họ không chịu tiếp tục tu phước nữa. Không có trí tuệ, cho dù muốn tu phước, làm chút việc tốt, một số việc từ thiện phúc lợi xã hội, phước báu có được rất nhỏ. Họ không hiểu việc tu tích phước báu lớn thù thắng, cụ thể như thông minh trí tuệ là quả báo của tu pháp bố thí. Thế gian có người thông minh trí tuệ nhất đẳng, siêu vượt người bình thường, do đời quá khứ, người này đã tu pháp bố thí. Khỏe mạnh sống lâu là trong đời quá khứ tu tích vô úy bố thí. Do đây có thể biết đạo lý của nhân duyên quả báo cùng với chân tướng sự thật là chân thật bất hư, tu nhân thế nào thì được quả báo thế đó.
Xã hội ngày nay, nhất là vào những năm 1998 này, nếu các vị bình lặng quan sát sẽ thấy xã hội tràn đầy nguy cơ, cả thế giới không tìm ra một nơi an toàn. Không luận địa vị của bạn, tiền của, quyến thuộc của bạn, liệu bạn có giữ được hay không? Không ai dám chắc. Người đầu óc sáng suốt, hiểu rõ qua được một ngày tính một ngày, ai biết được ngày mai sẽ như thế nào. Nhất là hiện tại nói đến kinh tế bấp bênh. Kinh tế bấp bênh chính là “mộng huyễn bào ảnh” mà kinh Kim Cang nói. Họ chưa đọc kinh Kim Cang nhưng cũng biết “bào ảnh”, biết những thứ này không tồn tại, cho nên chúng ta nhất định phải cảnh giác cao độ. Làm thế nào để giữ gìn? Cần tu bố thí.
Bố thí nếu không trước tướng, công đức không thể suy lường. Còn chấp tướng bố thí chỉ đem đến phước báu có lượng. Trên kinh luận Phật thường nói, chúng ta ngay trong giảng giải cũng thường hay nghe đến. Nếu chân thật giác ngộ thì phải mau làm, không làm e rằng tương lai ngay đến cơ hội tu phước cũng không có. Bạn xem khu vực Đông Nam Á hiện tại có rất nhiều quốc gia, giá trị tiền tệ đang mất dần, cho nên hành thiện bố thí phải mau làm. Ngày nay bạn tu công đức một trăm vạn, qua vài ngày thì biến thành năm mươi vạn, mất đi phân nửa, phước báu của bạn liền rơi xuống thấp. Do đó nắm lấy cơ hội phải mau làm mới là người thông minh, là người chân thật có trí tuệ. Tiền tài không nên để bên mình, không nên để trong nhà, ở ngân hàng, ngay cả ở quầy bảo hiểm cũng đều không đáng tin. Chỉ có đem bố thí ra để tất cả chúng sanh cùng hưởng, phước báu đó vĩnh viễn không hư. Thế thì vì sao chúng ta lại không đem những thứ bọt nước bấp bênh này biến nó thành kim cang? Đem nó vĩnh viễn không hư hoại?
Pháp bố thí
Những đồng tu ngồi đây, có mấy người giác ngộ, mấy người chân thật chịu phát tâm? Tôi nói lời thật, tôi không cần các vị bố thí cho tôi, một xu tiền tôi cũng không dùng đến, quyết không lừa gạt các vị. Nếu muốn có trí tuệ, muốn được thông minh thì nhất định phải tu pháp bố thí. Hiện tại nơi đây chúng ta tu pháp bố thí ngày càng thuận tiện. Ở Cư Sĩ Lâm giảng kinh, mỗi tuần bảy ngày từ đầu năm đến cuối năm không gián đoạn. Bạn có thể giới thiệu bạn bè thân thích đến nghe kinh, đó là pháp bố thí. Mỗi lần chúng ta giảng kinh nơi đây đều có thu âm thu hình. Bạn đem tặng cho bạn bè thân thích cũng là thuộc về pháp bố thí. Chưa kể bên ngoài giảng đường, kinh sách kết duyên rất nhiều. Mỗi ngày bạn đến, thấy chính mình đã có rồi nên không muốn xem nữa. Thử nghĩ xem còn có những người quen biết nào vẫn chưa tiếp xúc được, ta có thể tặng cho họ, khuyên bảo mọi người tận dụng cơ duyên tiếp xúc Phật pháp, đọc kinh Phật, đó đều thuộc về pháp bố thí. Quả báo của pháp bố thí là khai trí tuệ.
Vô úy bố thí
Trong vô úy bố thí, điều thứ nhất là ăn chay, không sát hại chúng sanh, không kết oán thù với tất cả chúng sanh. Thứ hai là hộ sanh, bảo hộ xã hội an định, bảo hộ an toàn sinh mạng cho tất cả chúng sanh, đây thuộc về bố thí vô úy. Trong bố thí vô úy không có sát sanh, không trộm cắp, trong ngữ nghiệp bao gồm: không nói hai chiều, khiêu khích phải quấy, khuấy động đôi bên. Tội lỗi này rất nặng, vì làm cho xã hội an định bị tổn hại. Tội nghiệp này phải nhận lấy rất nhiều khổ báo.
Cho nên chúng ta phải ghi nhớ sáu phép hòa kính, phải rõ ràng tường tận ý nghĩa trong sáu phép này, hiểu lý luận biết phương pháp, đem nó thực tiễn ngay trong cuộc sống. Trong một nhà của bạn tu sáu phép hòa kính, mỗi người đều y theo lời giáo huấn của Phật, gia đình của bạn liền được gọi là tăng đoàn. Tăng đoàn không phải chỉ đoàn thể người xuất gia mà chỉ nhóm từ bốn người trở lên cùng ở chung với nhau, y theo sáu phép hòa kính mà tu hành. Tăng là ý nghĩa của thanh tịnh, hòa thuận. Cái đoàn thể nhỏ, đôi bên thân tâm thanh tịnh, hòa thuận cùng chung sống, không phân tại gia xuất gia, không phân nam nữ già trẻ cũng không phân bất cứ nghề nghiệp nào. Bốn người cùng ở với nhau y theo phương pháp này mà tu thì gọi là tăng đoàn. Tăng đoàn xuất hiện, nhất định sẽ được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ, vì đáng được người tôn kính.
Bạn xem chúng ta đọc lời phát nguyện Tam quy y “Qui y tăng chúng trung tôn”. “Chúng” là đoàn thể. Đoàn thể được người tôn kính chính là tăng đoàn, đó cũng là loại đoàn thể tu sáu phép hòa kính. Thế Tôn dạy chúng ta cùng sống chung với mọi người phải nên có tâm trạng như thế nào, phải hành trì như thế nào, đều là dạy chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật, chưa nói đến Phật pháp. Nói cách khác, trước khi học Phật thì phải học làm người cho tốt. Tam Phước, Lục Hòa đều là căn bản để làm người. Từ nền tảng này mà nâng lên cao, đó là học Phật.
Tam học
Học Phật phải bắt đầu từ đâu? Phật đem tất cả cương lĩnh của Phật pháp dạy bảo chúng ta. Tất cả pháp mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói suốt bốn mươi chín năm quy nạp lại không ngoài giới định huệ. Nói cách khác, việc này giống như bạn đến cửa Phật cầu học, Phật bèn đem khóa trình giáo học của ngài bày ra cho bạn xem, ngày nay chúng ta gọi là tam tạng kinh điển, cụ thể là kinh luật luận. Kinh là định học, luật là giới học, luận là huệ học.
Mỗi lần Phật nói pháp, không luận cạn sâu, dài ngắn nhất định không rời khỏi ba nguyên tắc này. Rời ba nguyên tắc này thì không phải Phật pháp. Người đời sau biên tập đại tạng kinh, nếu đem những kinh điển này phân thành ba loại thì khó. Trong mỗi kinh đều đầy đủ tam học, vậy phải phân thế nào? Người xưa chỉ còn cách xem trong từng bộ kinh, tam học này được nói nhiều ở bộ nào, tam học kia được nói sâu ở kinh nào. Thí dụ kinh Vô Lượng Thọ chứa đầy đủ tam học giới định huệ, nói định tương đối sâu, số lượng chiếm nhiều, có thể đem phân vào tạng kinh. Thế nhưng tỉ mỉ mà xem, bộ kinh này, từ phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy chính là giới luật hay giới học nên cũng có thể xếp nó vào tạng luật, việc này chúng ta cần thấu hiểu. Bất cứ bộ kinh nào cũng đều đầy đủ tam học, cho nên tam học là tổng cương lĩnh tu học của chúng ta.
Ngay trong cuộc sống thường ngày, khởi tâm động niệm lời nói việc làm nhất định phải tương ưng với tam học. Khởi tâm động niệm tương ưng với trí tuệ, định học; lời nói việc làm của chúng ta tương ưng với giới học, vậy thì bạn chân thật học Phật. Phật Bồ tát mỗi niệm đều tương ưng tam học, hạnh hạnh đều viên mãn tam học, đó là tổng cương lĩnh, không thể không nắm lấy. Đem cái cương lĩnh này áp dụng trong đời sống tu học, đây gọi là lục độ của Bồ tát, tức sáu nguyên tắc của đời sống Bồ tát mà chúng ta cần tuân thủ.
Lục độ
Thứ nhất, “Bố thí”
Ý nghĩa của bố thí rất rộng. Bố thí dạy chúng ta buông bỏ, buông bỏ cái gì? Chúng ta có phiền não vì sao lại không đem phiền não buông bỏ, chúng ta có ngu si phải đem ngu si buông bỏ, có ác nghiệp thì đem ác nghiệp buông bỏ, và có sanh tử cũng phải đem sanh tử buông bỏ, thảy đều bố thí hết. Phàm phu nói có thể buông bỏ mọi thứ nhưng thân thể thì không thể buông, vậy vẫn phiền não. Thân là thân nghiệp báo, sau khi buông bỏ, thân này liền biến thành thân tự tại.
Tương lai ở Hoa Nghiêm, chúng ta sẽ nói đến mười loại thân. Phật có, chúng ta cũng có, nhưng bởi vì chúng ta không buông bỏ được cái thân nghiệp báo này, nên trí thân, pháp thân, Bồ Đề thân, ý sanh thân của chúng ta thảy đều không thể xuất hiện. Bạn nói xem có đáng tiếc không? Quả nhiên nếu đem thân nghiệp báo này xả đi, thì mười cái thân trên quả địa Như Lai của chúng ta cũng thấp thoáng mờ ảo xuất hiện, đó mới là hạnh phúc chân thật mỹ mãn. Tất cả pháp thế xuất thế gian bạn đều không chấp trước, buông bỏ, nhất quyết không chiếm làm của riêng. Chiếm làm của riêng liền biến thành nghiệp chướng, nhất định chướng đạo, chướng tánh. Người thông minh biết thân này không phải chính mình, huống hồ vật ở ngoài thân.
Bồ Tát trên kinh Hoa Nghiêm nói, “ta nói ta, ta không chấp trước ta, ta cũng không chấp trước cái của ta”. “Ta” biểu đạt ý kiến, một loại phương tiện câu thông với chúng sanh, đó là phương tiện khéo léo. Mi mắt có thể truyền đạt ý, đều thuộc về câu thông. Bạn có thể dùng nhưng không chấp trước, vừa chấp trước liền biến thành tạo nghiệp. Cho nên không chấp trước, không phân biệt mới là công đức. Bạn vận dụng phương tiện thiện xảo một cách tự tại, không dính mắc, biết được tất cả pháp như “mộng huyễn bào ảnh”, không sở hữu, tất cả pháp không thể có được. Kinh Đại Bát Nhã nói “bất khả đắc, vô sở hữu”, sáu chữ này tôi đã nói hàng trăm lần, đó đều là thế tôn phương tiện khéo léo để nói pháp. Cho nên chúng ta phải hiểu được chân đế của bố thí, phải biết bố thí làm thế nào học tập ngay trong cuộc sống thường ngày.
Thứ hai, “Trì giới”
Trì giới là giữ phép, giữ quy củ. Nếu không tuân thủ pháp độ, không tuân thủ qui củ, thì không chỉ Phật pháp mà thế pháp dù bạn muốn thành công cũng khó, gọi là “bất y qui củ bất thành phương viên”. Chúng ta muốn vẽ vòng tròn phải dùng compa, muốn vẽ hình vuông phải dùng thước cuộn, nên y qui củ mới có thể vẽ vòng tròn không bị sai. Ngay việc nhỏ của thế gian đều phải tuân thủ theo quy củ thì bạn mới thành tựu, huống hồ đại pháp xuất thế gian.
Người hiện tại học Phật, xuất gia tại gia tứ chúng đồng tu, tôi xem mọi người rất nỗ lực, rất phấn đấu, chuyên cần học Phật pháp, dũng mãnh tinh tấn, ngủ nghỉ đều không đủ, nhưng phấn đấu như vậy mà sao vẫn không nhận được hiệu quả? Do nguyên nhân không đúng pháp. Không đúng pháp chính là không hiểu quy củ, tuy phấn đấu mà vẫn không nhận hiệu quả, không nắm được trọng điểm, đây là nhân tố rất quan trọng. Nếu chúng ta không tiêu trừ nhân tố này thì mười năm, hai mươi năm, thậm chí cả đời vẫn không thành tựu.
Kỳ thật lý luận phương pháp đều ở ngay trong đó, tuy chúng ta mỗi ngày đọc tụng nghiên cứu, thậm chí giảng giải, kỳ thật chưa thể hội, chưa khế nhập được. Như “Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền đại sĩ chi đức”, chúng ta đã làm hay chưa? “cụ túc vô lượng hạnh nguyện”, chúng ta có cụ túc hay không? Không cần nói đủ, chỉ cần được một phần hai phần cũng có lợi ích rồi. Nếu nói không có chút hạnh nguyện nào thì Phật pháp của bạn không có gốc, không có nền tảng. Phía trước đã trình bày qua, tam phước lục hòa là căn bản. Chúng ta không tu học từ căn bản nên tam học lục độ Bồ Tát vạn hạnh thảy đều trống không, khởi tâm động niệm vẫn cứ là tâm luân hồi, mỗi ngày tạo tác vẫn là nghiệp luân hồi, như vậy làm sao có thể siêu thoát luân hồi? Không những bạn không thể siêu thoát luân hồi mà ngay đến cầu vãng sanh cũng có chướng ngại.
Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam cuối đời đã nói “Một vạn người niệm Phật chân thật vãng sanh chỉ có ba đến năm người mà thôi”, pháp môn này người xưa nói “vạn người tu vạn người đi”, vì sao một vạn người chỉ có năm ba người? Vì không đúng pháp, không giữ quy củ, tùy tiện. Tùy tiện chính là thả theo phiền não tập khí của chính mình, tùy theo phiền não tập khí của chính mình mà lưu chuyển, nên việc tu học nếu muốn thành tựu cũng rất khó.
(Còn tiếp ...)
Phật biết những hiểu lầm kết oán của chúng sanh phần lớn đều do lời nói tạo thành, nên gọi là “nói nhiều ắt sai”. Không nên nói quá nhiều, nói nhiều sẽ có sai lầm, dễ dàng dẫn đến nghi hoặc hiểu lầm của người khác, thế là liền kết oán với người. Sau khi kết oán thì oan oan tương báo không hề ngừng dứt. Ngay trong hữu ý vô ý tạo thành chướng nạn trên đạo Bồ Đề. Cho nên người xưa dạy “nói ít một câu chuyện, niệm nhiều một câu Phật”, ngay khi chúng ta muốn nói chuyện, lời nói vừa đến cửa miệng thì “A Di Đà Phật”. Cách này rất tuyệt, chân thật làm đến được “khẩu hòa vô tranh”. Một ngày từ sớm đến tối nhìn thấy người hoan hỉ vui vẻ “A Di Đà Phật”. Dù người ta nói chuyện gì, chúng ta đều nói “A Di Đà Phật”, tâm bình khí hòa. Một câu A Di Đà Phật là chân ngôn, ngoài câu A Di Đà Phật, còn lại toàn là vọng ngữ. Đọc kinh cũng không thể, chỉ niệm Phật mới vãng sanh, có thể thành Phật. Đọc kinh vẫn còn có thể khởi vọng tưởng. Vọng tưởng xen tạp ngay trong kinh văn thì kinh đó có đọc cũng không hiệu quả, không có tác dụng.
Người xưa nói “đọc kinh không bằng niệm chú, niệm chú không bằng niệm Phật”, vì sao? Phật hiệu rất đơn giản, vọng tưởng khó mà xen tạp. Đọc kinh càng dài càng dễ xen tạp. Bạn tưởng tượng xem, bạn đọc chú Lăng Nghiêm nhất định có vọng tưởng xen tạp trong đó, vì thời gian quá dài, sức mạnh nhiếp thọ của chúng ta không đủ. Niệm một chú vãng sanh tương đối ngắn, tinh thần tập trung từ đầu đến cuối một biến đại khái không đến nỗi xen tạp. Nhưng nếu bạn đọc một lúc ba mươi biến, hay năm mươi biến, nhất định sẽ có vọng niệm xen tạp trong đó. Phật hiệu thì đơn giản hơn nhiều.
Ngày trước tôi truyền dạy cho mọi người niệm Phật hiệu “Nam mô A Di Đà Phật” sáu chữ, một hơi niệm mười lần. Trong mười câu Phật hiệu không xen tạp vọng niệm nào. Một phút lực nhiếp thọ của chúng ta có thể làm được, nhưng năm phút thì không thể làm được. Cho nên mỗi ngày thời khóa này của bạn phải là một phút mười câu Phật hiệu. Mười câu Phật hiệu này tương ưng với nguyên tắc niệm Phật của Bồ tát Đại Thế Chí, “tịnh niệm tương tục”, tịnh niệm không hoài nghi, không xen tạp; tương tục là mười câu Phật hiệu liên tục. Mỗi ngày niệm ít nhất chín lần, đương nhiên càng nhiều càng tốt. Cứ như thế tạo thành thói quen, chân thật một lòng chuyên niệm, lại có nguyện vọng khẩn thiết cầu sanh tịnh độ thì làm gì không được vãng sanh.
Đừng xem thường một ngày chín niệm, nó chân thật có hiệu quả và thuộc về tịnh niệm liên tục. Cho nên nhất định phải làm được “khẩu hòa vô tranh”. Tất cả pháp thế gian đều là giả, không phải thật, có gì đáng để tranh luận. Người khác tán thán ta là giả, đừng ưa thích; người khác hủy báng ta, nhục mạ ta cũng là giả, hà tất sân hận. Họ mắng người khác, vì sao bạn không tức giận? Vì đó không phải là mắng ta. Mắng người khác bạn không tiếp nhận, nhưng khi họ mắng bạn, bạn lại tiếp nhận, về nhà tức giận bực dọc. Bạn hãy đem chính mình xem thành người khác, họ mắng người khác không liên quan gì với ta, như thế bạn sẽ không tức giận. “Ta” là giả, danh là giả, tướng cũng là giả. Người ta mắng, người ta làm nhục, thực tế mà nói cùng với cái danh này, cái tướng này, gió thổi qua tai không hề liên quan. Đây là chân tướng sự thật. Hiểu rõ chân tướng sự thật, chúng ta lại đi học Phật, hiểu được một chút đạo lý thì khi họ mắng, ta hãy “A Di Đà Phật” cám ơn đã tiêu tai giải nạn. Họ là đại thiện tri thức, đại ân nhân của chúng ta. Mỗi câu của họ đều tiêu tai giải nạn thay ta. Nghiệp chướng của chúng ta sẽ được tiêu hết. Cho nên bạn có thể hoan hỉ tiếp nhận, như như bất động.
Còn nếu bạn khởi tâm sân hận, vậy thì bạn tạo nghiệp chướng. Chỉ ở ngay trong một niệm, khi chuyển đổi lại không những không tạo nghiệp chướng trái lại còn tiêu nghiệp chướng. Phật thật có trí tuệ, ngài dạy chúng ta tuyệt chiêu này. Cho nên đối với tất cả oan gia trái chủ, mỗi ngày chúng ta đem công đức tu tích được hồi hướng cho họ, báo đại ân của họ. Những oan gia trái chủ này ngày ngày giúp ta tiêu nghiệp chướng vô lượng vô biên tích lũy từ vô thỉ kiếp.
Các vị phải biết, người mỗi ngày tán thán bạn, tâng bốc bạn, họ không thể tiêu được nghiệp cho bạn. Tán thán nhiều thì cống cao ngã mạn càng sanh, lại sanh ra nghiệp chướng. Do đó “khẩu hòa vô tranh”, phải biết nên làm thế nào.
Thứ năm, “Ý hòa đồng duyệt”
Chân thật tu học tương ưng như pháp, bạn nhất định được pháp hỉ sung mãn, đời sống của bạn chân thật “lìa khổ được vui”. Các bạn phải ghi nhớ, sự an vui này không phải do được tiền của, cũng không phải được công danh phú quý. Thực ra, an vui và công danh phú quý, tiền của hoàn toàn chẳng có liên quan. Nếu không tin tưởng, bạn có thể hỏi thử những người đạt địa vị rất cao, có nhiều tiền của xem họ có an vui không. Họ không vui, họ không dám đi một mình trên phố vì sợ bị ám sát, cướp giật. Ngày ngày họ đề cao cảnh giác, sống trong lo sợ. Ra cửa phải nhờ vệ sĩ. Bạn nói xem có đáng thương không?, làm sao được như người nghèo không có thứ gì, muốn đi đâu thì đi, rất tự tại, có thể hoan hỉ với bất cứ người nào. Cho nên an vui không có quan hệ gì với những thứ này.
Sự an vui chân thật là pháp lạc. Thông hiểu đối với chân tướng của vũ trụ nhân sanh, đó mới là thật an vui. Khởi tâm động niệm lời nói việc làm đều tương ưng với lý, tương ưng với chân tướng sự thật.
Ý hòa đồng duyệt, mỗi người chúng ta đều y theo phương pháp lý luận cảnh giới của kinh Vô Lượng Thọ mà tu học, đều học tập Phật A Di Đà thì thật an vui. Thế xuất thế gian không có bất cứ thứ an vui nào có thể so sánh được với an vui của người niệm Phật. Tu học bất cứ pháp môn nào cũng không thể sánh được với sự an vui của pháp môn niệm Phật. Nếu bạn nói: “tôi niệm Phật nhiều năm đến nay, niệm rất khổ sở, không có một chút an vui nào, đó là do nguyên nhân gì?” Vì bạn vẫn chưa vào được cửa. Bạn niệm không được tương ưng; ngày ngày đọc kinh, đạo lý trong kinh nói không hiểu, không rõ ràng, không tường tận, không thể đem những đạo lý này dùng ngay trong cuộc sống của chính mình. Có học mà không thể dùng, cái khổ của bạn không lìa khỏi. Nếu như cái bạn đã học thảy đều áp dụng ngay trong cuộc sống thường ngày; từng li từng tí đều có thể tương ưng với cảnh giới phương pháp lý luận của kinh điển thì làm gì có chuyện không an vui. Tây Phương gọi là thế giới cực lạc, hiện tại chúng ta tuy chưa đến, nhưng không khí của thế giới cực lạc chúng ta đã có; an vui của thế giới cực lạc có rồi. Như vậy hiện tại là hoa báo, chứng thật quả báo thù thắng.
Thứ sáu, “Lợi hòa đồng huân”
Điều này rất quan trọng. Phật nói pháp, điều quan trọng nhất là câu thứ nhất và câu sau cùng. Lợi là phước báu cá nhân của chúng ta. “Lợi hòa đồng huân”, tức có phước cùng hưởng. Ta có phước báu phải cùng hưởng với tất cả mọi người. Họ có phước báu thì ta không cần hưởng của họ. Chúng ta chỉ bỏ ra, không hề cầu lấy, tâm của bạn mới thanh tịnh, mới tương ưng. Ta có phước báu cung cấp cho người cùng hưởng, người khác có phước báu ta cũng hưởng, như vậy liền biến thành “có báo có thưởng”, là có qua có lại, thành ra làm ăn buôn bán, vậy là chưa giác ngộ. Người chân thật giác ngộ chỉ có phụng hiến không có cầu lấy, tâm thanh tịnh tự tại.
Xin nói với các vị, nếu chân thật làm được như vậy, phước báu của bạn ngày càng nhiều, vì sao? Đức năng vốn đủ trong tự tánh hiện tiền, chướng ngại trong tự tánh được thanh trừ. Còn ta có một ý niệm muốn hưởng phước người khác, đó là chướng ngại, vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Khi vọng tưởng, phân biệt, chấp trước thảy đều không còn thì phước đức của tánh hiện tiền. Chúng ta xem thế giới Tây Phương Cực Lạc trong kinh điển, thế giới Hoa Tạng của Tỳ Lô Giá Na Phật trên kinh Hoa Nghiêm, loại thù thắng trang nghiêm đó không những nhân gian không có mà đại phạm thiên cũng không có.
Các vị nên biết, phước báu này không phải do tu được mà từ trong tự tánh biến hiện ra. Trong tự tánh vốn sẵn đầy đủ, chỉ cần chúng ta nỗ lực làm, lợi hòa đồng tu, tánh đức liền có thể hiện tiền. Giả như vọng tưởng, phân biệt, chấp trước của bạn chưa đoạn, bạn tu bố thí, tu cúng dường, thì có thể được phước. Bạn có là do tu đức cả đời, đó không phải là phước đức trong tự tánh vốn có. Phước đức của bạn đã tu có thể báo được hết, cũng chính là có thể dùng được hết. Nếu không tiếp tục tu, phước báu dùng hết rồi thì không còn nữa. Việc này chúng ta rất dễ dàng nhìn thấy trong xã hội.
Tài bố thí
Trong kinh luận Phật nói với chúng ta, phước báu của người thế gian, tiền của là do tu tài bố thí mà được. Bạn bố thí càng nhiều thì tiền của mà bạn có được càng nhiều. Ngày nay chúng ta xem thấy trên thế giới, có rất nhiều thương nghiệp quy mô, xí nghiệp to lớn, họ có nhiều tiền của, do đâu mà có? Do đời trước tu được, họ có rất nhiều là do rất nhiều đời tu tích, đến đời này duyên chín muồi, nên phát tài nhiều như vậy, được quả báo thù thắng đến như vậy.
Thế nhưng hưởng phước là một việc phiền não, vừa hưởng phước thì liền hồ đồ, liền bị phước báu mê. Sau khi mê, họ không chịu tiếp tục tu phước nữa. Không có trí tuệ, cho dù muốn tu phước, làm chút việc tốt, một số việc từ thiện phúc lợi xã hội, phước báu có được rất nhỏ. Họ không hiểu việc tu tích phước báu lớn thù thắng, cụ thể như thông minh trí tuệ là quả báo của tu pháp bố thí. Thế gian có người thông minh trí tuệ nhất đẳng, siêu vượt người bình thường, do đời quá khứ, người này đã tu pháp bố thí. Khỏe mạnh sống lâu là trong đời quá khứ tu tích vô úy bố thí. Do đây có thể biết đạo lý của nhân duyên quả báo cùng với chân tướng sự thật là chân thật bất hư, tu nhân thế nào thì được quả báo thế đó.
Xã hội ngày nay, nhất là vào những năm 1998 này, nếu các vị bình lặng quan sát sẽ thấy xã hội tràn đầy nguy cơ, cả thế giới không tìm ra một nơi an toàn. Không luận địa vị của bạn, tiền của, quyến thuộc của bạn, liệu bạn có giữ được hay không? Không ai dám chắc. Người đầu óc sáng suốt, hiểu rõ qua được một ngày tính một ngày, ai biết được ngày mai sẽ như thế nào. Nhất là hiện tại nói đến kinh tế bấp bênh. Kinh tế bấp bênh chính là “mộng huyễn bào ảnh” mà kinh Kim Cang nói. Họ chưa đọc kinh Kim Cang nhưng cũng biết “bào ảnh”, biết những thứ này không tồn tại, cho nên chúng ta nhất định phải cảnh giác cao độ. Làm thế nào để giữ gìn? Cần tu bố thí.
Bố thí nếu không trước tướng, công đức không thể suy lường. Còn chấp tướng bố thí chỉ đem đến phước báu có lượng. Trên kinh luận Phật thường nói, chúng ta ngay trong giảng giải cũng thường hay nghe đến. Nếu chân thật giác ngộ thì phải mau làm, không làm e rằng tương lai ngay đến cơ hội tu phước cũng không có. Bạn xem khu vực Đông Nam Á hiện tại có rất nhiều quốc gia, giá trị tiền tệ đang mất dần, cho nên hành thiện bố thí phải mau làm. Ngày nay bạn tu công đức một trăm vạn, qua vài ngày thì biến thành năm mươi vạn, mất đi phân nửa, phước báu của bạn liền rơi xuống thấp. Do đó nắm lấy cơ hội phải mau làm mới là người thông minh, là người chân thật có trí tuệ. Tiền tài không nên để bên mình, không nên để trong nhà, ở ngân hàng, ngay cả ở quầy bảo hiểm cũng đều không đáng tin. Chỉ có đem bố thí ra để tất cả chúng sanh cùng hưởng, phước báu đó vĩnh viễn không hư. Thế thì vì sao chúng ta lại không đem những thứ bọt nước bấp bênh này biến nó thành kim cang? Đem nó vĩnh viễn không hư hoại?
Pháp bố thí
Những đồng tu ngồi đây, có mấy người giác ngộ, mấy người chân thật chịu phát tâm? Tôi nói lời thật, tôi không cần các vị bố thí cho tôi, một xu tiền tôi cũng không dùng đến, quyết không lừa gạt các vị. Nếu muốn có trí tuệ, muốn được thông minh thì nhất định phải tu pháp bố thí. Hiện tại nơi đây chúng ta tu pháp bố thí ngày càng thuận tiện. Ở Cư Sĩ Lâm giảng kinh, mỗi tuần bảy ngày từ đầu năm đến cuối năm không gián đoạn. Bạn có thể giới thiệu bạn bè thân thích đến nghe kinh, đó là pháp bố thí. Mỗi lần chúng ta giảng kinh nơi đây đều có thu âm thu hình. Bạn đem tặng cho bạn bè thân thích cũng là thuộc về pháp bố thí. Chưa kể bên ngoài giảng đường, kinh sách kết duyên rất nhiều. Mỗi ngày bạn đến, thấy chính mình đã có rồi nên không muốn xem nữa. Thử nghĩ xem còn có những người quen biết nào vẫn chưa tiếp xúc được, ta có thể tặng cho họ, khuyên bảo mọi người tận dụng cơ duyên tiếp xúc Phật pháp, đọc kinh Phật, đó đều thuộc về pháp bố thí. Quả báo của pháp bố thí là khai trí tuệ.
Vô úy bố thí
Trong vô úy bố thí, điều thứ nhất là ăn chay, không sát hại chúng sanh, không kết oán thù với tất cả chúng sanh. Thứ hai là hộ sanh, bảo hộ xã hội an định, bảo hộ an toàn sinh mạng cho tất cả chúng sanh, đây thuộc về bố thí vô úy. Trong bố thí vô úy không có sát sanh, không trộm cắp, trong ngữ nghiệp bao gồm: không nói hai chiều, khiêu khích phải quấy, khuấy động đôi bên. Tội lỗi này rất nặng, vì làm cho xã hội an định bị tổn hại. Tội nghiệp này phải nhận lấy rất nhiều khổ báo.
Cho nên chúng ta phải ghi nhớ sáu phép hòa kính, phải rõ ràng tường tận ý nghĩa trong sáu phép này, hiểu lý luận biết phương pháp, đem nó thực tiễn ngay trong cuộc sống. Trong một nhà của bạn tu sáu phép hòa kính, mỗi người đều y theo lời giáo huấn của Phật, gia đình của bạn liền được gọi là tăng đoàn. Tăng đoàn không phải chỉ đoàn thể người xuất gia mà chỉ nhóm từ bốn người trở lên cùng ở chung với nhau, y theo sáu phép hòa kính mà tu hành. Tăng là ý nghĩa của thanh tịnh, hòa thuận. Cái đoàn thể nhỏ, đôi bên thân tâm thanh tịnh, hòa thuận cùng chung sống, không phân tại gia xuất gia, không phân nam nữ già trẻ cũng không phân bất cứ nghề nghiệp nào. Bốn người cùng ở với nhau y theo phương pháp này mà tu thì gọi là tăng đoàn. Tăng đoàn xuất hiện, nhất định sẽ được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần bảo hộ, vì đáng được người tôn kính.
Bạn xem chúng ta đọc lời phát nguyện Tam quy y “Qui y tăng chúng trung tôn”. “Chúng” là đoàn thể. Đoàn thể được người tôn kính chính là tăng đoàn, đó cũng là loại đoàn thể tu sáu phép hòa kính. Thế Tôn dạy chúng ta cùng sống chung với mọi người phải nên có tâm trạng như thế nào, phải hành trì như thế nào, đều là dạy chúng ta đối nhân xử thế tiếp vật, chưa nói đến Phật pháp. Nói cách khác, trước khi học Phật thì phải học làm người cho tốt. Tam Phước, Lục Hòa đều là căn bản để làm người. Từ nền tảng này mà nâng lên cao, đó là học Phật.
Tam học
Học Phật phải bắt đầu từ đâu? Phật đem tất cả cương lĩnh của Phật pháp dạy bảo chúng ta. Tất cả pháp mà Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói suốt bốn mươi chín năm quy nạp lại không ngoài giới định huệ. Nói cách khác, việc này giống như bạn đến cửa Phật cầu học, Phật bèn đem khóa trình giáo học của ngài bày ra cho bạn xem, ngày nay chúng ta gọi là tam tạng kinh điển, cụ thể là kinh luật luận. Kinh là định học, luật là giới học, luận là huệ học.
Mỗi lần Phật nói pháp, không luận cạn sâu, dài ngắn nhất định không rời khỏi ba nguyên tắc này. Rời ba nguyên tắc này thì không phải Phật pháp. Người đời sau biên tập đại tạng kinh, nếu đem những kinh điển này phân thành ba loại thì khó. Trong mỗi kinh đều đầy đủ tam học, vậy phải phân thế nào? Người xưa chỉ còn cách xem trong từng bộ kinh, tam học này được nói nhiều ở bộ nào, tam học kia được nói sâu ở kinh nào. Thí dụ kinh Vô Lượng Thọ chứa đầy đủ tam học giới định huệ, nói định tương đối sâu, số lượng chiếm nhiều, có thể đem phân vào tạng kinh. Thế nhưng tỉ mỉ mà xem, bộ kinh này, từ phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy chính là giới luật hay giới học nên cũng có thể xếp nó vào tạng luật, việc này chúng ta cần thấu hiểu. Bất cứ bộ kinh nào cũng đều đầy đủ tam học, cho nên tam học là tổng cương lĩnh tu học của chúng ta.
Ngay trong cuộc sống thường ngày, khởi tâm động niệm lời nói việc làm nhất định phải tương ưng với tam học. Khởi tâm động niệm tương ưng với trí tuệ, định học; lời nói việc làm của chúng ta tương ưng với giới học, vậy thì bạn chân thật học Phật. Phật Bồ tát mỗi niệm đều tương ưng tam học, hạnh hạnh đều viên mãn tam học, đó là tổng cương lĩnh, không thể không nắm lấy. Đem cái cương lĩnh này áp dụng trong đời sống tu học, đây gọi là lục độ của Bồ tát, tức sáu nguyên tắc của đời sống Bồ tát mà chúng ta cần tuân thủ.
Lục độ
Thứ nhất, “Bố thí”
Ý nghĩa của bố thí rất rộng. Bố thí dạy chúng ta buông bỏ, buông bỏ cái gì? Chúng ta có phiền não vì sao lại không đem phiền não buông bỏ, chúng ta có ngu si phải đem ngu si buông bỏ, có ác nghiệp thì đem ác nghiệp buông bỏ, và có sanh tử cũng phải đem sanh tử buông bỏ, thảy đều bố thí hết. Phàm phu nói có thể buông bỏ mọi thứ nhưng thân thể thì không thể buông, vậy vẫn phiền não. Thân là thân nghiệp báo, sau khi buông bỏ, thân này liền biến thành thân tự tại.
Tương lai ở Hoa Nghiêm, chúng ta sẽ nói đến mười loại thân. Phật có, chúng ta cũng có, nhưng bởi vì chúng ta không buông bỏ được cái thân nghiệp báo này, nên trí thân, pháp thân, Bồ Đề thân, ý sanh thân của chúng ta thảy đều không thể xuất hiện. Bạn nói xem có đáng tiếc không? Quả nhiên nếu đem thân nghiệp báo này xả đi, thì mười cái thân trên quả địa Như Lai của chúng ta cũng thấp thoáng mờ ảo xuất hiện, đó mới là hạnh phúc chân thật mỹ mãn. Tất cả pháp thế xuất thế gian bạn đều không chấp trước, buông bỏ, nhất quyết không chiếm làm của riêng. Chiếm làm của riêng liền biến thành nghiệp chướng, nhất định chướng đạo, chướng tánh. Người thông minh biết thân này không phải chính mình, huống hồ vật ở ngoài thân.
Bồ Tát trên kinh Hoa Nghiêm nói, “ta nói ta, ta không chấp trước ta, ta cũng không chấp trước cái của ta”. “Ta” biểu đạt ý kiến, một loại phương tiện câu thông với chúng sanh, đó là phương tiện khéo léo. Mi mắt có thể truyền đạt ý, đều thuộc về câu thông. Bạn có thể dùng nhưng không chấp trước, vừa chấp trước liền biến thành tạo nghiệp. Cho nên không chấp trước, không phân biệt mới là công đức. Bạn vận dụng phương tiện thiện xảo một cách tự tại, không dính mắc, biết được tất cả pháp như “mộng huyễn bào ảnh”, không sở hữu, tất cả pháp không thể có được. Kinh Đại Bát Nhã nói “bất khả đắc, vô sở hữu”, sáu chữ này tôi đã nói hàng trăm lần, đó đều là thế tôn phương tiện khéo léo để nói pháp. Cho nên chúng ta phải hiểu được chân đế của bố thí, phải biết bố thí làm thế nào học tập ngay trong cuộc sống thường ngày.
Thứ hai, “Trì giới”
Trì giới là giữ phép, giữ quy củ. Nếu không tuân thủ pháp độ, không tuân thủ qui củ, thì không chỉ Phật pháp mà thế pháp dù bạn muốn thành công cũng khó, gọi là “bất y qui củ bất thành phương viên”. Chúng ta muốn vẽ vòng tròn phải dùng compa, muốn vẽ hình vuông phải dùng thước cuộn, nên y qui củ mới có thể vẽ vòng tròn không bị sai. Ngay việc nhỏ của thế gian đều phải tuân thủ theo quy củ thì bạn mới thành tựu, huống hồ đại pháp xuất thế gian.
Người hiện tại học Phật, xuất gia tại gia tứ chúng đồng tu, tôi xem mọi người rất nỗ lực, rất phấn đấu, chuyên cần học Phật pháp, dũng mãnh tinh tấn, ngủ nghỉ đều không đủ, nhưng phấn đấu như vậy mà sao vẫn không nhận được hiệu quả? Do nguyên nhân không đúng pháp. Không đúng pháp chính là không hiểu quy củ, tuy phấn đấu mà vẫn không nhận hiệu quả, không nắm được trọng điểm, đây là nhân tố rất quan trọng. Nếu chúng ta không tiêu trừ nhân tố này thì mười năm, hai mươi năm, thậm chí cả đời vẫn không thành tựu.
Kỳ thật lý luận phương pháp đều ở ngay trong đó, tuy chúng ta mỗi ngày đọc tụng nghiên cứu, thậm chí giảng giải, kỳ thật chưa thể hội, chưa khế nhập được. Như “Hàm cộng tuân tu Phổ Hiền đại sĩ chi đức”, chúng ta đã làm hay chưa? “cụ túc vô lượng hạnh nguyện”, chúng ta có cụ túc hay không? Không cần nói đủ, chỉ cần được một phần hai phần cũng có lợi ích rồi. Nếu nói không có chút hạnh nguyện nào thì Phật pháp của bạn không có gốc, không có nền tảng. Phía trước đã trình bày qua, tam phước lục hòa là căn bản. Chúng ta không tu học từ căn bản nên tam học lục độ Bồ Tát vạn hạnh thảy đều trống không, khởi tâm động niệm vẫn cứ là tâm luân hồi, mỗi ngày tạo tác vẫn là nghiệp luân hồi, như vậy làm sao có thể siêu thoát luân hồi? Không những bạn không thể siêu thoát luân hồi mà ngay đến cầu vãng sanh cũng có chướng ngại.
Lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam cuối đời đã nói “Một vạn người niệm Phật chân thật vãng sanh chỉ có ba đến năm người mà thôi”, pháp môn này người xưa nói “vạn người tu vạn người đi”, vì sao một vạn người chỉ có năm ba người? Vì không đúng pháp, không giữ quy củ, tùy tiện. Tùy tiện chính là thả theo phiền não tập khí của chính mình, tùy theo phiền não tập khí của chính mình mà lưu chuyển, nên việc tu học nếu muốn thành tựu cũng rất khó.
(Còn tiếp ...)
KINH ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC
Lão Pháp sư Tịnh Không chủ giảng
Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: PT. Giác Minh Duyên
Lão Pháp sư Tịnh Không chủ giảng
Biên dịch: Vọng Tây cư sĩ
Biên tập: PT. Giác Minh Duyên
Nhận xét
Đăng nhận xét