PHẬT GIÁO LÀ GÌ?
Nguyên tác: Lão Pháp Sư Tịnh Không
- Cứu Cánh Của Phật Giáo Là Gì?
- Nội Dung Và Mục Đích Giáo Dục Của Phật Giáo
- Truyền Thống Của Phật Giáo
- Người Muốn Học Phật Phải Nên Bắt Đầu Từ Đâu?
- Quy Y Và Thân Cận Một Vị Thầy Tốt Có Tương Quan Gì Không?
- Năm Thời Thuyết Pháp Của Đức Phật
- Năm Đại Khoa Mục Tu Học Phật Pháp
- Tu Học Thế Nào Mới Có Thể Phóng Hạ Được Phiền Não?
- Phật Giáo Có đễ Xướng Ăn Chay Hay Không?
- Nghiệp Chướng Là Gì? Nó Ảnh Hưởng Như Thế Nào Trong Đời Sống?
- Quan Hệ Nhân Quả
- Học Phật Có Lợi Ích Gì?
- Người Học Phật Có Cần Phải Xuất Gia Hay Không?
- Làm Thế Nào Mới Có Thể Xa Rời Khổ Đau Và Đạt Được An Lạc?
- Khi Gặp Hoàn Cảnh Không Vui Nên Xử Lý Như Thế Nào?
- Làm Thé Nào Có Thể Khống Chế Được Vọng Tưởng Để Khai Mở Tinh Thần?
- Người Tại Gia Nên Tự Tu Như Thế Nào?
- Lúc Đọc Kinh Phải Có Quy Củ Và Cấm Kỵ Gì?
- Trong Đời Sống Khi Gặp Cảnh Không Hòa Thuận Nên Xử Lý Thế Nào?
- Sợ Hãi Đối Với Vấn Đề Sinh Tử
- Người Sau Khi Vãng Sinh Sẽ Đi Về Đâu?
- Siêu Độ Biểu Hiện Cho Ý Nghĩa Gì?
- Kinh Địa Tạng Là Phương Pháp Tu Học Nhập Môn
- Hiệu Dụng Của Việc Niệm Phật
- Tu Học Phật Pháp Tốt Nhất Là Thâm Nhập Một Pháp Môn
- Thờ Cúng Tượng Phật Và Bồ Tát
- Dụng Ý Vật Phẩm Cúng Dường Phật, Bồ Tát
- Nghi Thức Khai Quang Tượng Phật, Bồ Tát
- Pháp Quán Đảnh Của Mật Tông Có Ý Nghĩa Gì?
- Cứu Cánh Của Việc Thành Phật Là Đi Về Đâu?
- Nhận Thức Về Việc Phật, Bồ Tát Tái Thế
- Tập Quán Lễ Lạy Của Xã Hội
- Sự Ngộ Nhận Sai Lầm Của Quần Chúng Về Việc Niệm Phật Cầu Sinh Thế Giới Cực Lạc
- Tiểu Sử Lão Pháp Sư Tịnh Không
LỜI NGƯỜI DỊCH
Trong thời đại văn minh xã hội hiện nay, khi tiện nghi vật chất của con người ngày càng tiến bộ bao nhiêu thì đời sống tâm linh càng sa sút, khoảng cách giữa người và người ngày càng xa cách bấy nhiêu. Vì thế, nhiều người đã tìm đến Phật giáo như một nơi để gửi gắm tinh thần, nương tựa. Có nhiều người rất muốn học Phật, nhưng đối với Phật giáo lại có nhận thức không chính xác, sai lầm, vì thế quá trình học Phật không đạt được kết quả mong muốn. Người học Phật, muốn đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp rất khó. Quyển sách này do ngài Tịnh Không pháp sư khai thị rõ ràng về ý nghĩa chân chính của Phật giáo, giúp cho người học Phật đối với Phật giáo có quan niệm chính xác hơn.
Chúng tôi, với một ít khả năng hiểu biết về Hoa ngữ, đọc thấy tác phẩm này của ngài Tịnh Không rất hay, bèn nảy ngu ý chuyển dịch sang Việt ngữ. Khi tác phẩm hoàn thành, chúng tôi không dám mong muốn gì hơn, chỉ mơ ước được dâng đến cho đời, với tâm nguyện đóng góp một phần rất nhỏ nào, vào con đường thượng cầu hạ hóa.
Trong quá trình chuyển ngữ nếu có gì sai sót, ngưỡng mong các bậc cao minh từ bi chỉ dạy và phủ chính cho.
Người dịch kính đề
Thích Tâm An
MẤY LỜI TÂM HUYẾT
Thuyết pháp giảng kinh, viết sách giáo lý nhà Phật hoặc in kinh sách đem phát cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ, được như thế hạnh phúc không gì bằng, đó gọi là pháp thí.
Nếu không đủ điều kiện làm những việc ấy, chúng ta thỉnh một số kinh sách chịu khó đem đến từng nhà cho mượn đọc, sau đó lần lượt cho nhà khác mượn, hoặc đọc cho kẻ khác nghe, nhất là cho người không biết chữ. Việc làm này quý giá vô biên, đây cũng gọi là pháp thí.
Chính đức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí, pháp thí có công đức lớn nhất, không công đức nào có thể sánh bằng”.
Tưởng về lợi cũng như về danh, chúng ta đừng nên lo nghĩ, mà điều tối cần là làm sao cho rạng rỡ chánh đạo. Đó là mục đích chính, thiêng liêng và cao cả nhất của chúng ta. Nền móng đạo pháp cần nhờ sự chung lưng góp sức của chúng ta. Vậy mỗi người nên xây đắp vào đó một ít vôi, một ít nước, một tảng đá hay một viên gạch, v.v… ngõ hầu cái nền móng ấy được thêm bền vững và kiên cố đời đời.
Chúng ta không nên quan niệm về công đức, hãy nên nghĩ nhiều đến những người lầm đường lạc lối, sống trong vòng tội lỗi không lối thoát xung quanh chúng ta. Hãy mau cứu vớt họ, cảnh tỉnh họ để cùng quay về chân lý, giúp họ tìm ra nhiều lẽ sống, niềm vui. Được thế, chính ta đã làm lợi ích cho Phật pháp vậy.
Với hoài bão cuộc đời, chúng ta hãy “Tất cả vì Phật Pháp”. Hy vọng mấy lời tâm huyết này được nhiều vị hảo tâm in kinh sách cho mọi người xem!
Được vậy, niềm phúc lạc vô bờ chắc chắn sẽ đến với chúng ta! Tha thiết mong mỏi như thế!
Tặng cho thân nhân một số tiền nhỏ, lòng mình không vui, nhưng mình không đủ sức tặng nhiều hơn nữa. Chỉ có một cách là tặng các loại sách tu hành để xây dựng cho đời sống thanh cao, thì dù một quyển sách giá chỉ vài ngàn, nhưng vẫn quý hơn tiền trăm bạc triệu.
Nhận xét
Đăng nhận xét