Tịnh Không Pháp Ngữ
Pháp Sư Tịnh Không |
Xử lý việc khó, đối đãi với người càng khó hơn. Cho nên xử lý công việc đối đãi với người cần phải làm đúng pháp và làm cho được viên mãn.
Người học Phật, tâm có chỗ mong cầu, tốt nhất khuyên họ nên cầu Phật Bồ Tát, cầu “người” cầu không được, chúng ta sẽ sanh phiền não. Cầu Phật Bồ Tát, tin vào Phật Bồ Tát, khi duyên được chín muồi, Phật Bồ Tát tự nhiên sẽ vì chúng ta an bài tất cả.
Không luận thế gian thay đổi thế nào, trong vạn biến chúng ta phải cầu bất biến, duy nhất không thay đổi, chính là “niệm Phật cầu sanh Tịnh độ”. Thời cuộc hiểm ác, tai nạn triền miên, chúng ta muốn làm việc tốt, mà việc tốt lắm giày vò, không có tâm thanh tịnh, không có trí tuệ và định lực, không cách gì ứng phó tai nạn. Cho nên tâm nhất định phải thanh tịnh, phải có năng lực của định mới có trí tuệ để biết giải quyết vấn đề như thế nào.
Ở thời đại này nếu muốn xây dựng định hướng rất khó khăn. Căn nguyên chính bởi con người ở thế gian đã đánh mất luân lý đạo đức, ai cũng không chịu phục tùng ai, cho nên trật tự thế giới đại loạn, tai nạn lớn ắt sẽ giáng xuống, người có đủ khả năng thoát qua được kiếp nạn, nhất định là người có đại phước đức.
Từ xưa đến nay, Trung Quốc rất xem trọng đối với luân lý đạo đức, bởi vì đây là giáo dục quan trọng để an định xã hội, trách nhiệm của người làm chủ, cũng chính là phải giữ gìn truyền thống. Cho nên dù họ tự mình có làm được tốt hay không, có khả năng gìn giữ truyền thống và còn đem nó mở mang rộng lớn, đó chính là công đức to lớn.
Trung Quốc từ mấy ngàn năm không bị diệt vong, là bởi vì có luân lý đạo đức gắn bó với trật tự xã hội. Cha hiền, con hiếu, anh thân, em kính, mang thân phận gì thì làm hết nghĩa vụ của thân phận đó, trọn một đời đều có thể vâng giữ không làm trái, đây là nền tảng để an định xã hội.
Thường ngày đối nhân xử thế tiếp vật, đều phải dùng tâm thanh tịnh, bình đẳng, từ bi.
Từ bi phải có khả năng khống chế lý trí, giác mà không mê, không phải dùng tình cảm để làm việc, tâm thanh tịnh là tùy duyên không phan duyên, bất kỳ việc gì phải thuận tự nhiên. Tâm đã thanh tịnh, cho dù hoàn cảnh có phức tạp hơn, cũng có thể thấy được rõ ràng thông suốt. Tâm không thanh tịnh, muốn thấy cũng sẽ thấy sai. Cho nên tâm thanh tịnh có thể sanh trí tuệ, đây là bản năng của tự tánh, bây giờ chúng ta mất đi bản năng, là bởi vì vọng niệm rất nhiều tâm tánh loạn. Nếu như tâm thanh tịnh, có định lực, năng lực của sáu căn liền hồi phục.
Nguyên tắc tu học của mỗi chúng ta là: Ba phước, Sáu phép hòa, Tam vô lậu học, khi tiếp xúc với đại chúng, thì là trải qua công việc để luyện tâm, phải tuân sáu phép hòa, mười đại nguyện vương, giữ gìn tâm thanh tịnh, mới có thể thành tựu đạo nghiệp của chính mình.
*********
"Trồng các thiện căn, nguyện sanh Cực Lạc thấy Phật A Di Đà".
Người giác ngộ phải nên đem việc này làm thành việc lớn của cả một đời, trong cuộc sống đây là sự việc trọng đại nhất.
Một đời này đến thế gian này để làm gì? Chính là cầu sanh tịnh độ, chính là vãng sanh đến thế giới Tây Phương Cực Lạc chính là thấy Phật A Di Đà, ngoài việc này ra không có việc thứ hai đó mới là chân thật phát tâm.
*********
Ở trong cuộc sống thường ngày cho dù là việc thiện nhỏ, cũng không thể không biết, cũng không thể không học tập, tập hợp các việc thiện nhỏ thành việc thiện lớn.
Cho dù có lỗi lầm rất nhỏ, cũng không thể không biết rõ ràng, lỗi nhỏ cũng cần phải sửa, nếu không sửa mà nói lỗi nhỏ liền kết thành lỗi lớn và sẽ biến thành tội nghiệp to lớn. Đoạn ác tu thiện chính từ nơi hết sức nhỏ này mà bắt đầu. Đây mới là chân chính tu hành.
“Chớ xem thường giọt nước nhỏ có thể chảy hết thùng nước to”
*********
Thanh Tịnh - Bình Đẳng - Giác là tự tánh Tam Bảo.
Thanh tịnh tâm là tự tánh Tăng Bảo. Bình đẳng là tự tánh Pháp Bảo. Giác mà không mê là tự tánh Phật Bảo. Chúng ta dùng một câu Nam Mô A Di Đà Phật “khai mở tự tánh Tam Bảo”.
Thanh tịnh tâm là tự tánh Tăng Bảo. Bình đẳng là tự tánh Pháp Bảo. Giác mà không mê là tự tánh Phật Bảo. Chúng ta dùng một câu Nam Mô A Di Đà Phật “khai mở tự tánh Tam Bảo”.
Tự tánh Tam Bảo hiện tiền rồi, chính là minh tâm kiến tánh của thiền tông. Đại khai viên giải của giáo hạ. Biết được học Phật là học cái gì ? Niệm Phật lại là niệm cái gì ? Niệm đến công phu thuần thục, niệm đến thanh tịnh, bình đẳng, giác hiện tiền rồi thì cùng với cõi Tây Phương Tịnh Độ tương ưng. Một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, nhất định được sanh Tịnh Độ.
*********
Thanh tịnh là gì? Nhất tâm niệm Phật, nhất tâm là tâm thanh tịnh, hai tâm thì không thanh tịnh.
Nhất tâm là gì? Ngay trong hai đến sáu giờ, hay một ngày từ sớm đến tối trong tâm chỉ có A Di Đà Phật. Ức Phật niệm Phật, trong lòng chân thật có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có bất cứ thứ gì thì gọi là nhất tâm. Sự việc này khó! Bạn muốn hỏi tôi, tôi tu bằng cách nào? Tôi niệm bằng cách nào? Tôi nói với bạn, trong tâm của tôi chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra là không có bất cứ thứ gì, cách niệm của tôi là như vậy.
Trong kinh Hoa Nghiêm nói: "Một là tất cả, tất cả là một". Mỗi một chúng sanh đều là A Di Đà Phật, quyết định không có khác biệt, cách niệm của tôi là như vậy. Muỗi, kiến cũng là A Di Đà Phật, yêu ma quỷ quái cũng là A Di Đà Phật, cỏ cây hoa lá đều là A Di Đà Phật. Trên kinh Hoa Nghiêm nói: "Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí", "một là tất cả, tất cả là một". Chỉ một A Di Đà Phật! Vậy bạn nghĩ xem, tôi niệm vậy có sai không? Tôi niệm không sai! Vì sao vậy? Vì tôi có căn cứ. Căn cứ là trong Tịnh Độ ba kinh, thế giới Tây Phương Cực Lạc là sáu trần nói pháp, thế giới Tây Phương, sáu trần đều là hóa thân của A Di Đà Phật, hay nói cách khác, thế giới Tây Phương Cực Lạc, sáu căn của bạn tiếp xúc đều là A Di Đà Phật. Cách niệm Phật của tôi là như vậy, không giống như cách niệm của các vị. Các vị thì ngoài A Di Đà Phật còn có các Phật khác. Tôi không có, các Phật khác tôi đều đổi tên thành A Di Đà Phật. Một lòng xưng niệm, một hướng chuyên niệm.
Nhận xét
Đăng nhận xét